Rối loạn hành vi ở trẻ em là lý do phổ biến nhất, mà các bậc phụ huynh thường được yêu cầu đưa con của họ đến khám, và điều trị sức khỏe tâm thần. Nếu không được can thiệp sớm, các rối loạn này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sau này của các em.
Bạn đang đọc: Rối loạn hành vi ở trẻ em – một tình trạng liên quan đến sức khỏe của trẻ cha mẹ không nên lơ là
Khi trẻ không thể thích nghi với môi trường phức tạp xung quanh, không cư xử theo những chuẩn mực chung của xã hội, là trẻ đã có các vấn đề về hành vi. Đây là lúc cha mẹ cần đặc biệt chú ý, để giúp con cải thiện nếu không muốn vấn đề này ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của trẻ.
Contents
1. Có ba dạng rối loạn hành vi ở trẻ em thường gặp
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD – Attention Deficit Hyperactivity Disorder), rối loạn thách thức chống đối (ODD – Oppositional Defiant Disorder), rối loạn điều khiển (CD – Conduct Disorder) là ba dạng rối loạn hành vi thường gặp ở trẻ.
1.1. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Có khoảng 5% số trẻ em trên toàn cầu được cho là có rối loạn ADHD. Rối loạn được chia thành ba nhóm đặc trưng bởi các triệu chứng chính:
- ADHD dạng tăng động, bốc đồng: Trẻ gặp khó khăn khi ngồi yên, hay lúng túng, thường nói lung tung mà không suy nghĩ trước. Hành động của trẻ thường bốc đồng và tự phát.
- ADHD dạng kém chú ý: Trẻ chủ yếu có khó khăn để chú ý vào điều gì đó trong thời gian dài, bỏ bê nhiệm vụ được giao và không thể tập trung trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
- ADHD dạng kết hợp: Trẻ mang triệu chứng vừa tăng động, bốc đồng vừa giảm chú ý, tập trung.
1.2. Rối loạn thách thức chống đối (ODD)
Đây là một dạng rối loạn hành vi ở trẻ em có đặc điểm là các thái độ thù địch, dễ cáu kỉnh và không hợp tác ở trẻ (theo Children’s Mental Health Ontario). Trẻ ODD có thể mang trong mình sự thù hằn và thái độ khó chịu. Chúng thường hướng đến các hành động tiêu cực. ODD chỉ được chẩn đoán khi các hành vi này xảy ra thường xuyên hơn so với những những đứa trẻ ở cùng mức độ phát triển, cùng nhóm tuổi và không đáp ứng tiêu chuẩn của rối loạn điều khiển (CD).
Trẻ mang rối loạn thách thức chống đối thường:
- Tranh cãi và thường xuyên tức giận
- Hành vi phản động hoặc thách thức
- Cố ý gây phiền hoặc bắt nạt người khác, có hành vi hống hách ít nhất hai lần trong sáu tháng.
- Thường tranh luận với người lớn và không muốn tuân theo quy tắc
- Không chấp nhận sự khiển trách cho những sai lầm của chúng mà thường đổ lỗi cho người khác.
1.3. Rối loạn điều khiển (CD)
Dạng rối loạn hành vi ở trẻ em này nghiêm trọng hơn và có liên quan đến các vấn đề về luật pháp. Đó là các hành vi vi phạm quyền của người khác như:
- Hành hung người và động vật: Bạo lực thể chất, cướp có vũ khí, tấn công tình dục, tra tấn động vật.
- Phá hoại tài sản: Cố ý gây phá hoại tài sản của người khác. Ví dụ trẻ có thể vẽ bậy ra nhà, đập phá đồ đạc, gây hỏa hoạn,…
- Nói dối để lừa người khác hoặc trộm cắp.
- Vi phạm nghêm trọng các quy tắc và luật lệ. Trẻ có thể trốn học trước 13 tuổi và bỏ trốn khỏi nhà ít nhất 2 lần.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ có rối loạn cư xử sẽ tiếp tục có vấn đề nếu không nhận được sự can thiệp kịp thời và đúng cách. Nhiều trẻ không thể đáp ứng với những đòi hỏi của xã hội khi trưởng thành, thường gặp vấn đề với các mối quan hệ, mất việc, vi phạm pháp luật.
2. Nguyên nhân rối loạn hành vi ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Trẻ khó ngủ ban đêm là tín hiệu nguy hiểm các mẹ nên chú ý
Rối loạn hành vi ở trẻ em có thể có nhiều nguyên nhân. Theo Đại học Bắc Carlina ở Chapel Hill, những rối loạn này có thể bắt nguồn từ yếu tố sinh học, gia đình và trường học.
Một số nguyên nhân sinh học có thể bao gồm:
- Bệnh tật, tàn tật
- Suy dinh dưỡng
- Tổn thương não do các chấn thương
- Các yếu tố di truyền
Các yếu tố liên quan đến cuốc sống gia đình của một cá nhân có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn hành vi:
- Chứng kiến tình trạng ly hôn hoặc thường xuyên có cảm xúc buồn bã ở nhà
- Bị lạm dụng khi còn nhỏ
- Chịu sự kỷ luật không lành mạnh hoặc không nhất quán
- Thái độ xấu đối với giáo dục, gặp thất bại ở trường học
- Các mối quan hệ không đầy đủ và kinh nghiệm sang chấn trong cuộc sống
3. Hướng can thiệp rối loạn hành vi ở trẻ em
Với trẻ ADHD và rối loạn hành vi phá hoại, những kỹ luật hành vi có thể được áp dụng ở nhà và ở trường học, các phương pháp giúp trẻ ý thức hơn về những dấu hiệu giận dữ của mình: Hít thở sau 5 lần và nghĩ đén ba lựa chọn tốt nhất trước khi phản ứng với một tình huống có thể gây công kích nào đó, động viên và giúp trẻ tự động viên mình “làm tốt lắm, con đã học được cách quản lý cơn giận của mình và con đã làm được!” để việc kiểm soát thành công. Cha mẹ và giáo viên có thể học cách quản lý tốt hơn các hành vi của trẻ rối loạn thách thức chống đối (ODD) hoặc rối loạn điều khiển (CD) thông qua thảo luận, chia sẽ để giúp giải quyết vấn đề với trẻ. Cha mẹ và giáo viên dự đoán để tránh các trường tình huống nguy hiểm, ưu tiên giúp trẻ giải quyết các vấn đề bức xúc trước. Những kỹ thuật đặc biệt này có thể được giảng dạy bởi chuyên gia trị liệu chuyên nghiệp, chuyên gia về sức khỏe tâm thần, bác sỹ nhi khoa hoặc do các nhà tâm lý.
Nếu các kỹ thuật phòng ngừa các rối loạn hành vi ở trẻ em không có hiệu quả, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các lớp học đặc biệt ở trung tâm nhằm thiết lập và quản lý các hành vi của trẻ thường xuyên hơn.
Trẻ có rối loạn hành vi cần được can thiệp lâu dài. Đồng thời, can thiệp sớm sẽ giúp làm chậm quá tình tiến triển bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của các hành vi tiêu cực. Khi thấy trẻ có những giấu hiệu của rối loạn hành vi, cha mẹ cần đưa trẻ đến các chuyên gia về sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán và điều trị sớm.
>>>>>Xem thêm: Chia sẻ cùng mẹ 3 nguyên tắc ăn dặm phòng biếng ăn ở trẻ hiệu quả
Cha mẹ cũng có thể hỗ trợ con cái bằng cách tìm hiểu và lắng nghe chúng, cần có sự kiên nhẫn để hỗ trợ và động viên trẻ, kết hợp với các chuyên gia tâm lý , sức khỏe, tạo cho trẻ môi trường thuận lợi để phát triển hơn. Cần lưu ý răng nếu trẻ không được điều trị sớm và không được hạn chế các vấn đề tổn thương khác nảy sinh, trẻ dễ có nguy cơ đi đến lạm dụng chất và gặp phải các vấn đề liên quan đến luật pháp sau này. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm là quan trọng để giúp phát triển tương lai trẻ sau này.
Sau khi tham khảo bài viết về rối loạn hành vi ở trẻ em này, nếu thấy có bất kỳ vấn đề nghi ngờ nào, cần ngồi xuống cùng con và cùng nhau thảo luận về các hành vi của trẻ. Nên để cho con thấy được hậu quả của những hành vi tiêu cực mà trẻ gây ra để giúp con cải thiện tốt hơn.
Nguyễn Oanh tổng hợp