Rau bám mặt trước có phải nhau tiền đạo không?

Rate this post

Khi bác sĩ thông báo rau bám mặt trước, rất nhiều bà bầu tỏ ra lo ngại vì trước nay vẫn thường nghe nói rau bám mặt trước là rau tiền đạo. Vậy thực hư điều này ra sao?

Bạn đang đọc: Rau bám mặt trước có phải nhau tiền đạo không?

Thực ra, rau bám mặt trước chỉ là một thuật ngữ y học dùng để chỉ vị trí bám của rau thai ở thành tử cung là phía trước, thay vì phía sau. Trong điều kiện lý tưởng nhất, rau thai phát triển tại nơi trứng thụ tinh đã bám vào thành tử cung trong quá trình làm tổ. Nhưng dù là bám mặt trước hay mặt sau đều không quan trọng vì nó là một hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi.

Làm sao để kiểm tra xem rau thai bám trước hay bám sau?

Rau bám mặt trước có phải nhau tiền đạo không?

Để kiểm tra rau thai bám trước hay bám sau, có một cách rất đơn giản chính là dùng hình ảnh siêu âm thai. Các vị trí của nhau thai sẽ được hiển thị rõ qua hình ảnh siêu âm và được ghi lại trên bảng kết quả trả về cho mẹ. Ngoài rau thai bám trước (ở phía trước thành tử cung) và bám sau (ở phía sau thành tử cung), bạn có thể phát hiện thêm một số vị trí khác rất hay gặp của rau thai:

– Rau thai bám ở phía trên thành tử cung.

– Rau thai ở bên phải hoặc bên trái tử cung.

Tất cả những vị trí kể trên đều được xác nhận là những trường hợp rau bám bình thường và không làm ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi.

Nếu giữa thai kỳ, khi siêu âm, bác sĩ phát hiện ra rau thai bám thấp thì sang đến tuần thứ 34-36 của thai kỳ, bạn có thể phải làm thêm một số siêu âm khác. Trong lần siêu âm đó, họ sẽ tiến hành kiểm tra vị trí rau thai: trước hay sau; trái hay phải. Thông thường, vào đến giai đoạn này, rau thai sẽ rất dễ bị kéo lên trên do thai lớn và tử cung giãn mở tối đa. Nhưng nếu rau thai vẫn tiếp tục bám thấp, các bác sĩ sẽ kiểm tra lại và đề nghị phương án can thiệp sớm.

Rau thai bám mặt trước có hạn chế gì?

Tìm hiểu thêm: Bí quyết sử dụng mỹ phẩm cho bà bầu không ảnh hưởng đến thai nhi

Rau bám mặt trước có phải nhau tiền đạo không?

Theo kinh nghiệm của các mẹ, nếu rau bám mặt trước hạn chế lớn nhất đối với mẹ chính là cảm giác thai máy muộn. Theo đó, so với những mẹ có rau bám mặt sau, các mẹ có rau thai bám mặt trước sẽ cảm nhận thai máy muộn hơn dù sinh con so. Thay vì từ tuần 20, mẹ đã có thể cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé thì phải đợi sau ít tuần nữa so với mốc thời gian này mẹ mới có thể nếm mùi những cú tung chưởng của bé đấy!

Rau thai bám mặt trước khó sinh?

Rau bám mặt trước có phải nhau tiền đạo không?

>>>>>Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu trong thời gian mang thai để thai nhi phát triển tốt

Một số mẹ bầu cho rằng rau thai bám mặt trước khó sinh hơn so với rau thai bám mặt sau. Nhưng chuyện sinh thường hay sinh mổ còn phải qua thăm khám tổng quát và đánh giá khung chậu của các bác sĩ. Ngoài ra, quyết định sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào sức khỏe của thai nhi và các phần phụ của thai như bánh nhau, dây rốn, ối… Do đó, chỉ có bác sĩ khám thai trực tiếp mới có thể đánh giá và đưa ra lời khuyên cho mẹ chính xác nhé!Tuy nhiên, phần lớn các mẹ có rau thai bám mặt trước đều phải được chỉ định mổ đẻ thay vì sinh thường. Đó là một rắc rối khó tránh khỏi nếu bạn rơi vào trường hợp này. Chỉ trong trường hợp bất thường nhau thai như nhau tiền đạo thì khả năng sinh mổ sẽ chắc chắn nha các mẹ!

Trên đây là những giải đáp cho các thắc mắc của mẹ xoay quanh chuyện rau thai bám trước. Mong rằng sau khi biết những thông tin này rồi, các mẹ sẽ an tâm hơn để tiếp tục duy trì thai kỳ đến lúc mẹ tròn con vuông nhé!

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *