Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn và 7 câu hỏi bạn cần có đáp áp sớm

Rate this post

Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn có lẽ là một thử thách chứa đựng rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là trong thời đại mọi thứ đều phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Mặc dù vậy, tình trạng ly hôn không có xu hướng giảm đi mà đang ngày càng tăng lên, với độ tuổi ngày càng trẻ hóa. 

Bạn đang đọc: Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn và 7 câu hỏi bạn cần có đáp áp sớm

Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn và 7 câu hỏi bạn cần có đáp áp sớm

Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn ngày nay cũng không còn là việc quá lạ lẫm. Ngược lại nó đang trở nên khá phổ biến vì phụ nữ ngày nay có khả năng độc lập tự chủ về mọi mặt rất cao. Tuy nhiên, để có thể thực hiện nhiệm vụ khó khăn này một cách tốt nhất, phụ nữ cần trả lời được một số câu hỏi quan trọng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chúng là gì nhé.

1. Nếu bạn có dự định trở thành phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn, bạn cần nói chuyện với trẻ như thế nào

Trò chuyện với một đứa trẻ về vấn đề ly hôn là nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với mọi bậc cha mẹ, nhất là phụ nữ. Vì trong gia đình, mẹ thường là người gần gũi với trẻ hơn. Bạn sẽ thấy mình không thể mở lời với con về sự kiến lớn này.

Tuy nhiên, đây là điều bạn cần phải đối mặt và thực hiện.

Trên thực tế, dù bạn kín đáo đến mức nào thì những đứa trẻ vẫn có thể nhận ra điều bất ổn và nghi ngờ tình trạng mối quan hệ của hai bạn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nói chuyện trước với trẻ để con được chuẩn bị về mặt tinh thần. Những cuộc nói chuyện nên được bạn và chồng trao đổi và lập kế hoạch một cách nhất quán để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ.

Việc này sẽ giúp trẻ dễ dàng đối mặt với cuộc sống với bạn sau khi bạn ly hôn. 

Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn và 7 câu hỏi bạn cần có đáp áp sớm

2. Bạn nên lựa chọn thời điểm nào để cho trẻ biết về vấn đề của hai bạn

Đối với vấn đề ly hôn, không có thời điểm nào gọi là lý tưởng để bạn nói chuyện với trẻ. Vì đây là một quá trình có thể kéo dài hơn dự kiến ban đầu của bạn và thường cũng không có khởi đầu, đoạn giữa và kết thúc rõ ràng. Và tâm lý đợi đến cuối cùng mới cho trẻ biết khiến cho việc bạn nói chuyện với trẻ đôi khi trở nên quá muộn.

Tốt nhất, bạn và chồng nên nói chuyện với trẻ về việc ly hôn trước khi hai bạn nộp đơn. Việc này sẽ làm cho mọi người trở thành một đội trước khi bất kì điều gì chính thức xảy ra. Nó cũng giúp trẻ có thời gian để chấp nhận sự thật và tránh được cảm giác bị bố mẹ phản bội – một cảm xúc có thể làm trầm trọng thêm tình cảm tiêu cực của trẻ. 

Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn và 7 câu hỏi bạn cần có đáp áp sớm

3. Bạn có nên trò chuyện riêng với từng trẻ theo độ tuổi về việc ly hôn của bố mẹ

Nếu hai bạn có nhiều hơn một con thì có lẽ việc có nên nói chuyện riêng với từng trẻ hay không sẽ khiến bạn phải đắn đo suy nghĩ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên có một cuộc họp gia đình về vấn đề này để tất cả trẻ sẽ không cảm thấy bị ra rìa hay là người ngoài cuộc. Đặc biệt khi trẻ biết được thông tin không phải từ bạn mà từ anh/ chị/ em của chúng.

Sau cuộc họp gia đình, bạn có thể nói chuyện riêng với từng con và trả lời những câu hỏi riêng tư của mỗi trẻ theo độ tuổi của chúng.

Đối với trẻ đã học tiểu học bạn nên giải thích cho con hiểu ly hôn là gì trước khi nói đến các vấn đề khác liên quan đến cuộc sống sau ly hôn.

Trẻ lớn thường sẽ hiểu rõ hơn về ly hôn, có thể vì bạn bè của con cũng có hoàn cảnh tương tự. Nhưng trẻ độ tuổi này cũng sẽ có nhiều câu hỏi hơn cần bạn giải đáp. Dù như thế nào, bạn cũng cần coi trọng cảm xúc của trẻ. Chúng sẽ có phản ứng và cách hành xử rất khác nhau. Vì vậy, bạn cần luôn cần nói chuyện một cách chân thành và phù hợp với mức độ hiểu của trẻ. 

Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn và 7 câu hỏi bạn cần có đáp áp sớm

4. Bạn nên làm gì nếu trẻ cho rằng cuộc ly hôn của bố mẹ là do lỗi của chúng

Dù phản ứng của trẻ đối với cuộc ly hôn của bạn như thế nào, bạn vẫn cần nhắc lại để trẻ hiểu chuyện này hoàn toàn không phải lỗi của trẻ. Trẻ cần hiểu được chúng không phải chịu trách nhiệm về việc ly hôn của ba mẹ. Thay vì để trẻ có cảm giác mơ hồ về mọi việc, bạn hãy giải thích chi tiết lý do vì sao mà cuộc hôn nhân của bạn không thể tiếp tục.

Khi trò chuyện với trẻ, bạn hãy trấn an con rằng một số cuộc hôn nhân không kéo dài mãi và đôi khi mọi người không thể hòa hợp được như họ đã từng.

Cuối cùng, bạn nên giải thích lý do tại sao việc tách riêng ra sẽ tốt hơn cho mọi người có liên quan. Bạn cũng hãy đảm bảo trẻ hiểu rằng trẻ cần được sống và lớn lên trong môi trường đầy tình yêu thương hơn là sự xung đột. 

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu trẻ 2 tuổi bị tự kỷ nào bạn có thể nhận biết?

Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn và 7 câu hỏi bạn cần có đáp áp sớm

5. Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn nên giải thích với trẻ về cuộc sống hậu ly hôn như thế nào

Đối với phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn thì việc giải thích với trẻ về cuộc sống là khá khó khăn. Bạn sẽ không thể nào trả lời mọi câu hỏi hay thắc mắc của trẻ. Tốt nhất bạn hãy thảo luận với chồng cũ của mình về vấn đề nuôi dạy con cái càng sớm càng tốt. Sau đó, bạn hãy giải thích với trẻ để giúp chúng ổn định hơn trong suốt quá trình thay đổi sau này.

Những thông tin chi tiết nên bao gồm:

  • Nơi trẻ sẽ sống sau khi bạn và chồng không còn sống cùng nhau.
  • Kế hoạch về nơi ở của chồng bạn.
  • Lịch trình trong tương lai của trẻ.

Bạn hãy lưu ý rằng không có giải pháp nào được xem là hoàn hảo hay đúng đắn nhất trong việc trẻ sống cùng bạn sau ly hôn. Bạn có thể gặp thử thách và sai lầm, nhưng điều quan trọng là bạn chọn được cách phù hợp nhất để đảm bảo giảm thiểu sự ảnh hưởng về tâm lý đối với trẻ. Đồng thời, trẻ có được môi trường tốt nhất để tiếp tục sống, học tập và phát triển.

Bạn hãy tôn trọng mong muốn của trẻ và để chúng tham gia vào lịch trình sắp xếp cuộc sống sau ly hôn. Như vậy mọi người đều thấy thuận tiện hơn trong việc thăm nom, chăm sóc nhau.

Cho dù bạn và chồng (cũ) không xây dựng được một kế hoạch cụ thể nào sau ly hôn, hãy cố gắng đảm bảo duy trì lịch trình của trẻ một cách bình thường nhất có thể. Vì khi môi trường gia đình thay đổi, trẻ ít nhất vẫn có thể dựa vào những môi trường quen thuộc khác để không bị ảnh hưởng nặng nề thêm về mặt tâm lý. 

Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn và 7 câu hỏi bạn cần có đáp áp sớm

6. Bạn có cần đến nhà trị liệu tâm lý hoặc nhà tư vấn về hôn nhân gia đình khi nuôi con một mình sau ly hôn?

Rất có khả năng rằng bạn và chồng cũ sẽ đối mặt với nhiều xung đột và sự bất tiện sau khi ly hôn. Điều này bao gồm cả vấn đề nuôi con một mình sau ly hôn . Đó là khi bạn cần đến một nhà trị liệu tâm lý hoặc nhà tư vấn về hôn nhân gia đình. Họ có thể dàn xếp các cuộc trò chuyện giữa bạn và chồng cũ cũng như giữa hai bạn với trẻ. Ngoài ra, họ cũng có thể đưa ra các đánh giá về các tình huống cụ thể của gia đình bạn và giúp bạn tìm ra một giải pháp phù hợp. Đồng thời, họ sẽ giúp đảm bảo mọi thứ giữa bạn và người cũ luôn hòa hợp với tư cách là cha và mẹ của trẻ.

Và trong trường hợp bạn phải thay đổi thỏa thuận nuôi con, thì ngoài luật sư, một nhà trị liệu hoặc tư vấn sẽ là bên thứ ba thích hợp để xác định chi tiết về sự thay đổi này. 

Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn và 7 câu hỏi bạn cần có đáp áp sớm

7. Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn nên nói với trẻ về chồng cũ như thế nào

Nói xấu đối phương với trẻ là việc mà phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn rất không nên làm. Việc này sẽ không có tác dụng hàn gắn hay chữa lành đối với bất cứ ai.

Dù chắc chắn rất khó khăn, nhưng bạn nên cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình khi nói về người cũ trước mặt con. Bạn không nên để trẻ thấy bố mẹ chúng cãi cọ hay nổi giận với nhau khi bàn bạc về vấn đề ly hôn.

Và không chỉ bạn, hãy yêu cầu người thân, bạn bè của bạn cũng làm như vậy.

Việc bị nhồi nhét các cảm xúc tiêu cực không khác gì đổ thêm dầu vào lửa và là điều mà không đứa trẻ nào muốn. Khi bạn hoặc người thân nói điều gì đó tiêu cực về bố của trẻ, bạn sẽ đẩy trẻ vào tình thế mắc kẹt ở giữa hết sức bối rối. Điều này ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ .

Như đã nói, dù rất khó khăn nhưng thay vì coi nhau là kẻ thù, bạn hãy cố gắng nói về đối phương với thái độ tôn trọng và lịch sự nhất có thể. Điều này sẽ tạo cho trẻ suy nghĩ tích cực rằng dù cuộc hôn nhân của bố mẹ chúng đã kết thúc, nhưng các bạn vẫn là một gia đình. 

Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn và 7 câu hỏi bạn cần có đáp áp sớm

>>>>>Xem thêm: 10 lý do trẻ không muốn ăn khi đến bữa và cách hay để mẹ khắc phục

Phụ nữ nuôi con một mình sau ly hôn là việc đòi hỏi rất nhiều nỗ lực mà bạn cần chuẩn bị cũng như lập kế hoạch một cách chu đáo nhất có thể. Đây là cả một quá trình mà bạn phải cố gắng rất nhiều, và không phải sự cố gắng đó lúc nào cũng được đền đáp một cách xứng đáng. Tuy nhiên, đó chính là cuộc sống. Vì vậy, bạn hãy trang bị cho mình một tâm lý vững vàng, cùng một thái độ tích cực để có thể đối mặt với sự thất vọng và xử lý những khó khăn trên chặng đường nuôi con một mình nhé.

Theo Women’s Health

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *