Phòng tránh sẩy thai bằng cách nào?

Rate this post

Tất nhiên, chẳng bà bầu nào muốn mình rơi vào tình huống này. Nhưng chúng ta không thể nói trước điều gì. Huống gì, nếu biết nhiều hơn lại càng biết cách để phòng ngừa.

Bạn đang đọc: Phòng tránh sẩy thai bằng cách nào?

Không hiếm ca sẩy thai xảy ra hàng ngày. Chính vì vậy, nếu biết nhiều hơn về nguyên nhân, cách phòng tránh và cách đối mặt với nó chắc chắn mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.

Gái chửa cửa mã

Phòng tránh sẩy thai bằng cách nào?

Mang bầu sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro

Đối với bất kỳ cặp vợ chồng nào, tin vui khi thấy que thử thai hiện rõ hai vạch cũng là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời, nhất là khi thời gian chờ đợi đã quá mỏi mòn. Thế nhưng, như ông bà ta từng nói “gái chửa, cửa mả”, mang bầu sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Trong đó, sẩy thai là một bi kịch mà không ai có thể chấp nhận dễ dàng. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người phụ nữ mà còn thay đổi hành vi, tâm trạng và thậm chí cuộc sống về sau của họ.

Có cách nào tránh được sẩy thai không?

Thay đổi lối sống: Một lối sống lành mạnh và thói quen sinh hoạt điều độ sẽ giúp mẹ tránh được nguy cơ sẩy thai. Trong đó, thói quen hút thuốc, uống rượu bia chắc chắn phải nằm trong danh sách đen cần được loại bỏ ngay. Ngoài ra, trước khi muốn dùng bất cứ loại thuốc nào để trị bệnh hoặc thậm chí cả thuốc bổ, mẹ bầu cần phải được bác sĩ chỉ định cụ thể.

Thay đổi thói quen ăn uống : Ăn nhiều đồ ngọt hoặc đồ ăn vặt có quá nhiều gia vị và chất béo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của thai nhi và mẹ bầu. Nếu tăng cân quá nhiều trong thời gian thai nghén, mẹ có thể mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc các bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và mẹ. Để tăng cường sức đề kháng trong thai kỳ, mẹ nên bổ sung đủ vitamin bằng cả đường uống và bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau củ, thịt đỏ… và đừng quên ngủ đủ giấc cũng như tập thể dục đều đặn.

Phải làm sao khi bị sẩy thai?

Dù bạn đã cố gắng bằng mọi cách nhưng vẫn có thể bị sẩy thai. Thực tế, có những nguyên nhân gây sẩy thai mà các nhà khoa học vẫn thể tìm ra được. Do đó, nếu thai kỳ chấm dứt bằng cái kết buồn là sẩy thai thì bạn đừng vì vậy mà lúc nào cũng dằn vặt chính mình.

Mặc dù sẩy thai khá phổ biến nhưng bất kỳ ai rơi vào trường hợp này đều rất đau lòng. Phần lớn phụ nữ mang thai sẽ bị sẩy từ trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhưng không hiếm trường hợp thai phụ mất con khi đã vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân sẩy thai không giới hạn trong một vài trường hợp cụ thể nhưng nó thường xảy ra nếu:

– Phôi thai phát triển bất thường

– Mẹ mắc bệnh mãn tính như lupus hoặc đái tháo đường

– Tử cung bất thường như u xơ tử cung hoặc tử cung có mô sẹo

Một lần sẩy thai có thể chỉ xảy ra trong chớp mắt nhưng cũng có thể kéo dài đến vài tiếng. Các triệu chứng thông thường của sẩy thai là chảy máu tươi hoặc xuất huyết có cục máu đông và có thể kèm theo cơn con tử cung đau đớn. Nếu nghi ngờ bị sảy thai, thai phụ nên đến bệnh viện ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài vì các lần mang thai tiếp theo vẫn còn cho bạn thêm hy vọng.

Điều gì xảy ra sau khi bạn sẩy thai?

Tìm hiểu thêm: Chuẩn bị trước khi sinh trong mùa dịch COVID 19, liệu bệnh viện có an toàn?

Phòng tránh sẩy thai bằng cách nào?

>>>>>Xem thêm: Chậm kinh bao lâu thì có thai và cách nhận biết chính xác nhất

Đừng tự trách mình nếu bị sẩy thai

Đừng bao giờ nghĩ rằng cơ thể của bạn không thích hợp cho việc thụ thai chỉ vì bạn đã từng bị sẩy thai. Thay vào đó, hãy không ngừng hy vọng về những lần mang thai kế tiếp vì rất nhiều người sau khi xảy thai liên tiếp vẫn có thể có con và sinh con khỏe mạnh. Để có được điều này một cách thuận lợi hơn, tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ để trình bày rõ trường hợp của mình. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất để chủ động phòng tránh sẩy thai trong lần mang thai kế tiếp. Nếu nguyên nhân sẩy thai của bạn phức tạp hơn những người mẹ khác, có thể bạn sẽ cần được trợ giúp bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Đừng đợi bất ngờ xảy ra

Nếu sẩy thai là cái kết buồn sau cùng cho thai kỳ thì tốt nhất bạn hãy chuẩn bị để đối mặt với nó trong trường hợp xấu nhất.

Chồng, bạn bè và gia đình sẽ là những người hỗ trợ tinh thần rất đáng tin cho bạn trong những ngày đen tối này. Hãy cố gắng mở lòng mình ra, chia sẻ với họ và cho phép bản thân được buồn bã. Song song đó, bạn cũng nên nhớ rằng tài chính và y tế có thể tác động rất nhiều đến gia đình bạn sau khi bạn bị sẩy thai. Bởi lẽ khi lên kế hoạch cho lần mang thai tiếp theo, các biến chứng có thể xuất hiện, bao gồm: sẩy thai, dị tật bẩm sinh ở thai nhi, sinh non,…. Trong các trường hợp này, bảo hiểm sẽ gánh cho bạn một khoản chi rất lớn.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *