Phòng bệnh mùa hè cho trẻ – mẹ nên làm gì?

Rate this post

Phòng bệnh mùa hè cho trẻ là việc mà các bậc cha mẹ rất nên lưu ý, để giúp trẻ tránh được việc sức khỏe bị ảnh hưởng, do thời tiết nắng nóng đặc trưng của mùa này gây ra. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu làm thế nào để làm được điều này và tiến hành như thế nào nhé.

Bạn đang đọc: Phòng bệnh mùa hè cho trẻ – mẹ nên làm gì?

Phòng bệnh mùa hè cho trẻ – mẹ nên làm gì?

1. Bệnh do tác động của nhiệt độ cao ở trẻ trong mùa hè

Mùa hè là khoảng thời gian trẻ được nghỉ “xả hơi” sau chín tháng học tập ròng rã. Vì vậy đây là thời điểm trẻ thường được ba mẹ đưa đi chơi khắp nơi. Với đặc tính năng động thường thấy ở trẻ em cộng với tâm lý thoải mái nên trẻ có thể chơi liên tục dù dưới thời tiết nắng nóng. Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh do tác động của nhiệt độ cao ở trẻ.

Phòng bệnh mùa hè cho trẻ – mẹ nên làm gì?

Bệnh do nhiệt độ cao là thuật ngữ dùng để chỉ một loạt các điều kiện từ cháy nắng đến phát ban, trẻ say nắng , chuột rút hay sốc nhiệt ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của trẻ.

Trẻ em là đối tượng dễ bị tác động bởi nhiệt độ nắng nóng hơn người lớn vì cơ thể trẻ chưa đủ khả năng để điều chỉnh và thích nghi một cách nhanh chóng với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Sự tiết mồ hôi của trẻ cũng chưa được hoàn thiện nên khả năng tự làm mát cơ thể vẫn còn kém.

Do vậy, việc ở trong môi trường nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể là một nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ.

Phòng bệnh mùa hè cho trẻ – mẹ nên làm gì?

Chúng ta có thể quan sát và nhận biết tình trạng trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao qua một số dấu hiệu như:

  • Trông trẻ không được khỏe
  • Nhiệt độ cơ thể trẻ tăng
  • Trẻ ít bị ướt tã
  • Trẻ khát nước nhiều (nhưng khi cơ thể trẻ đã yếu đi thì trẻ sẽ uống ít nước hơn)
  • Trẻ bị khô miệng
  • Trẻ bị đau đầu, chuột rút
  • Trẻ buồn ngủ hoặc người ủ rũ
  • Trẻ lơ mơ hay khó thở và nôn
  • Trẻ bị hôn mê (không phản ứng khi được chạm vào hoặc gọi tên)

Tìm hiểu thêm: Có nên dùng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà hay không?

Phòng bệnh mùa hè cho trẻ – mẹ nên làm gì?

2. Bạn có thể làm gì để phòng bệnh cho trẻ

Để hạn chế tình trạng trẻ bị tác động bởi nhiệt độ cao trong thời tiết nắng nóng, đặc biệt là vào mùa hè, bạn hãy cố gắng thực hiện những điều sau:

  • Tránh đưa trẻ đi cùng trong thời tiết nắng nóng. Nếu trẻ cần phải đi cùng bạn, hãy đưa con đi khi trời chưa nắng gắt vì trẻ có thể bị sốc nhiệt rất nhanh khi ở trong xe hơi.
  • Bạn không bao giờ được để trẻ ở một mình trong xe ở bãi đỗ xe dù chỉ một giây.
  • Hãy cố gắng giữ trẻ trong nhà hoặc trong chỗ mát đặc biệt vào thời điểm nắng nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều).
  • Nếu trẻ ra ngoài khi trời nắng bạn hãy bôi kem chống nắng cho trẻ (ít nhất với SPF 30+). Đồng thời cho con đội mũ, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, màu sáng và đeo vớ, găng tay dài để bảo vệ da.

Phòng bệnh mùa hè cho trẻ – mẹ nên làm gì?

  • Bạn hãy cung cấp cho trẻ những bữa ăn nhỏ, đơn giản, tươi mát. Cố gắng chế biến những món ăn không cần phải nấu nướng nhiều để hạn chế việc sử dụng bếp.
  • Bạn hãy chọn một căn phòng trong nhà (phòng ít bị ánh nắng chiếu vào nhất) để ở cùng trẻ trong khoảng thời gian nóng nhất trong ngày. Hãy kéo màn cửa, mở quạt để căn phòng được thông thoáng hơn. Việc giữ một phòng thoáng mát dễ dàng hơn là thực hiện cho cả ngôi nhà.
  • Nếu nhà bạn có máy điều hòa nhiệt độ, hãy sử dụng chúng và bật chế độ “mát” (cool).
  • Hãy cùng trẻ đến những khu vực công cộng có máy điều hòa như siêu thị, nhà sách, thư viện, trung tâm mua sắm hay rạp chiếu phim. Bạn và trẻ sẽ vừa tránh được nóng, vừa được dạo chơi hoặc mua sắm.

Phòng bệnh mùa hè cho trẻ – mẹ nên làm gì?

  • Bạn hãy sắp xếp các hoạt động dự định cùng thực hiện với trẻ vào buổi tối, khi thời tiết đã trở nên mát mẻ hơn. Hãy chọn những hoạt động phù hợp như đọc sách cho con nghe , cắm trại ngủ trong nhà…để giúp trẻ thấy vui vẻ và thoải mái. Đồng thời bạn nên giải thích với con về việc tại sao lại dời thời gian thực hiện các hoạt động mà bạn và trẻ đã lên kế hoạch, để trẻ hiểu và sẵn sàng “hợp tác” với bạn.
  • Hãy dùng khăn ướt hoặc tắm nước ấm để giúp trẻ thấy mát mẻ hơn.
  • Nếu gia đình bạn dự định đi thăm ai đó hoặc có kế hoạch đi đến một khu vực mà thời tiết có khả năng sẽ rất nắng nóng, bạn hãy liên hệ với cơ sở y tế địa phương hoặc cơ quan bảo vệ sức khỏe trẻ em tại địa phương để được hướng dẫn và sắp xếp một cách phù hợp.

Phòng bệnh mùa hè cho trẻ – mẹ nên làm gì?

>>>>>Xem thêm: Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không?

Như vậy, để phòng bệnh mùa hè cho trẻ (chủ yếu là bệnh do ảnh hưởng của việc thay đổi nhiệt độ hay nhiệt độ môi trường quá cao), các cha mẹ hãy cố gắng thực hiện những lưu ý ở trên nhằm giúp vừa bảo vệ sức khỏe của trẻ, vừa duy trì được những hoạt động yêu thích của con trong mùa hè. Việc này không những giúp ích cho trẻ mà còn có lợi cho cả bạn hoặc người lớn trong nhà, vì chính bạn hoặc người thân cũng có thể hạn chế được sự ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng.

Theo SA, Department for Child Protection

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *