Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy là thắc mắc của không ít mẹ bầu khi thử que lên 2 vạch.
Bạn đang đọc: Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy của thai kỳ? Đây là câu trả lời mẹ muốn biết nè!
Trong các kết quả siêu âm sớm bác sĩ có thể kết luận mẹ bầu chưa có phôi thai khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy và khi nào thì bất thường? Những thông tin dưới dưới đây giúp mẹ rõ ràng hơn về điều này nhé.
Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy?
Phôi thai là giai đoạn phát triển trước khi thai nhi được hình thành. Sau khi tinh trùng gặp trứng thì hợp tử sẽ phát triển thành noãn hoàng rồi tiếp tục phát triển thành phôi thai và tiến tới phân chia tế bào để tạo thành thai nhi.
Từ lúc được tạo thành, hợp tử phải mất một khoảng thời gian để di chuyển về tử cung, bắt đầu quá trình làm tổ, sau đó mới chuyển đổi. Khoảng thời gian này kéo dài từ 5-6 tuần. Chính vì vậy, phôi thai sẽ chỉ xuất hiện ở tuần thứ 6 hay 7 của thai kỳ. Cùng với phôi thai, tim thai cũng được hình thành trong khoản thời gian này.
Trong khi đó, lần khám thai đầu tiên mẹ có thường tiến hành sau khi phát hiện thụ thai 3 tuần. Chính vì vậy, trong lần đầu khám thai mẹ có thể nhận được thông tin thai chưa có phôi thai là hoàn toàn bình thường mẹ nhé.
Tuy nhiên, nếu trong lần khám thai tiếp theo của mẹ, khi thai kỳ đã lớn hơn 7 tháng mà vẫn không xác định được phôi thai thì nguy cơ sẩy thai ở mẹ là chắc chắn.
Tìm hiểu thêm: Những lý do bà bầu nên ăn nghêu trong thai kỳ
Chăm sóc thai nhi
Trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ này mẹ cần phải chăm sóc và giữ gìn sức khỏe thật kỹ lưỡng. Đây là thời kỳ rất quan trọng khi dễ xảy ra các tai biến vì phôi thai đang dần được hình thành, yếu ớt và dễ bị tác động.
Chính vì vậy trong giai đoạn này mẹ cần giữ sự cân bằng trong sức khỏe và cả tinh thần để tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển.
Thêm vào đó mẹ cần tránh các thực phẩm không tốt cho sức khỏe thai nhi như:
>>>>>Xem thêm: Top các mẫu váy dáng suông cho bà bầu đẹp và thời trang
- Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein.
- Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…
- Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường.
- Các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.
- Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu.
- Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…
- Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
- Đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… và các thực phẩm cảnh báo dễ gây nguy cơ sẩy thai.
Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn cơ thể mẹ xảy ra ốm nghén, mẹ cần phải khắc phục tình trạng này để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển mẹ nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)