Ốm nghén tuần thứ 8 và sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu đáng chú ý

Rate this post

Ốm nghén tuần thứ 8 có thể được xem là một trong những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường. Giai đoạn này, mẹ và bé đã đồng hành cùng nhau 2 tháng. Lúc này, thai phụ cũng đã quen dần với sự có mặt của bé. Mặc dù, bụng vẫn chưa to lên trông thấy, nhưng mẹ có thể cảm nhận được con yêu vẫn không ngừng phát triển lớn lên. Cùng với đó, cơ thể mẹ cũng sẽ có nhiều sự thay đổi rõ rệt hơn so với các tuần đầu.

Bạn đang đọc: Ốm nghén tuần thứ 8 và sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu đáng chú ý

Ốm nghén tuần thứ 8 và sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu đáng chú ý

1. Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi thai nhi được 8 tuần tuổi

Giai đoạn khi thai nhi được 8 tuần tuổi, nhiều mẹ bầu vẫn chưa có bụng, nhưng cơ thể sẽ có một số thay đổi nhất định như sau:

  • Hiện tượng ốm nghén tuần thứ 8 vẫn diễn ra và có khả năng tăng lên với tần suất nhiều và thường xuyên hơn. Triệu chứng thường gặp nhất là là nôn mửa, nhạy cảm với mùi hương hoặc mùi đồ ăn, buồn nôn.
  • Cơ thể mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hơn, dễ bị tụt huyết áp , cảm xúc bị thay đổi khi lên xuống thất thường.
  • Một số thai phụ có thể bị chảy máu âm đạo . Nếu phát hiện chảy máu âm đạo, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế khám để tìm hiểu nguyên nhân, nếu có bất thường thì sẽ phương pháp xử lý kịp thời. Vì chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu của việc sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Vậy nên, thai phụ cần phải đặc biệt lưu ý.
  • Tử cung của thai phụ bên trong khung chậu đang to dần ra. Vì thai nhi đang phát triển ngày càng lớn lên.

Ốm nghén tuần thứ 8 và sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu đáng chú ý

2. Ốm nghén tuần thứ 8 và những triệu chứng mẹ bầu thường gặp

Nguyên nhân ốm nghén chưa được xác định chính thức. Thời điểm này có thể là do sự tăng cao của hormone nuôi dưỡng thai nhi và dẫn đến triệu chứng ốm nghén. Tùy vào cơ địa của mỗi thai phụ, sẽ có tình trạng nghén khác nhau, có người nghén rất nhẹ và vẫn ăn uống được bình thường. Nhưng cũng có người nghén rất nặng không ăn uống được gì.

Thông thường tình trạng ốm nghén sẽ diễn ra nặng nhất vào thời điểm thai nhi được khoảng từ 8 đến 13 tuần. Trong đó, đỉnh điểm ốm nghén thường rơi vào tuần thứ 9, thứ 10, ốm nghén tuần 11 , tuần 12 và tuần 13 giảm dần. Bước sang các tuần tiếp theo tình trạng ốm nghén thường sẽ tiếp tục giảm. Triệu chứng mẹ bầu thường gặp ở tuần thứ 8 thai kỳ phổ biến như: khó ngủ, nôn ói, táo bón, đi tiểu thường xuyên, ngực có cảm giác căng và đau, cơ thể mệt mỏi, ợ nóng, tăng tiết dịch âm đạo, đầy bụng, khó tiêu, nhạy cảm với mùi đồ ăn,….

Tìm hiểu thêm: Nhận biết ngày rụng trứng qua 3 cảm giác chị em dễ nhận thấy nhất

Ốm nghén tuần thứ 8 và sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu đáng chú ý

3. Thai nhi 8 tuần tuổi sẽ như thế nào?

Ở giai đoạn này, để biết được thai nhi phát triển như thế nào thai phụ cần phải đi siêu âm tại các cơ sở y tế. Thai nhi 8 tuần tuổi có sự thay đổi lớn so với những tuần ban đầu.

  • Đôi chân của bé lúc này ngày càng phát triển dài hơn, nhưng các phần khác của chân chưa thể phân biệt được chính xác. Chẳng hạn như mắt cá chân, đùi, đầu gối, ngón chân,…. Cánh tay của bé cũng phát triển dài ra, tay dần hình thành. Mí mắt xuất hiện và trên khuôn mặt bé đã có miệng và mũi đang dần hoàn thiện.
  • Bên cạnh đó phần đuôi của bé cũng đang dần biến mất. Ở giai đoạn này, thai nhi vẫn nằm bên trong túi ối và tiếp tục phát triển hình thành nên các cấu trúc gắn chặt thai vào thành tử cung.
  • Trong suốt tuần thứ 8 của thai kỳ, bé thường có hình dạng như một quả việt quất hoặc quả mâm xôi. Kích thước khoảng 2,5 cm và chỉ nặng vài gam. Mỗi ngày em bé sẽ tăng kích thước khoảng 1 mm.

Ốm nghén tuần thứ 8 và sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu đáng chú ý

4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi được 8 tuần tuổi

  • Nếu mẹ bầu đã bỏ qua mốc siêu âm thai đầu tiên, thì không nên bỏ qua thời điểm này. Thai phụ có thể đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế để được khám thai tổng quát và siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng. Ở lần siêu âm này, bác sĩ sẽ đo được tần số tim, đoán chính xác tuổi thai và dự đưa ra ngày dự sinh.
  • Giai đoạn thai nhi 8 tuần tuổi vẫn chưa thực sự ổn định. Do đó, mẹ bầu cần phải lưu ý nhiều điều. Không vận động mạnh hoặc lao động quá sức mà hãy hoạt động nhẹ nhàng. Không được bê vác các vật nặng. Vìi chúng có thể làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi hoặc nguy hiểm hơn là sảy thai.
  • Mang thai 8 tuần cơn nghén sẽ diễn ra thường xuyên hơn, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, nhiều mẹ sinh ra cảm giác sợ đồ ăn, áp lực tâm lý. Điều này có thể gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Thai phụ cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để bé phát triển khỏe mạnh. Một số chất cần thiết cho cơ thể như: canxi, kẽm, sắt, magie,….
  • Ở tuần thứ 8 mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục. Vì nếu quan hệ tình dục không đúng cách có thể khiến sảy thai hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn hơn.
  • Không chỉ ở giai đoạn thai nhi 8 tuần tuổi, mà bất cứ giai đoạn nào của quá trình mang thai, mẹ bầu cần phải thăm khám thường xuyên để biết được quá trình phát triển của bé có ổn định hay không. Đặc biệt, nếu có những dấu hiệu bất thường bác sĩ sẽ tư vấn và có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Ngoài ra, thai phụ nên lựa chọn khám tại các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín để có kết quả siêu âm chính xác nhất.

Ốm nghén tuần thứ 8 và sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu đáng chú ý

>>>>>Xem thêm: Nhận biết có thai và dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ trung niên

Cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Khi thai nhi được 8 tuần tuổi thai phụ có thể cảm nhận thấy nhiều sự thay đổi rõ rệt. Theo đó, ốm nghén tuần thứ 8 vẫn tiếp tục, có thể diễn ra với tần suất thường xuyên và nhiều hơn. Do sự tăng cao của hormone nuôi dưỡng thai nhi, dẫn đến triệu chứng nghén. Nhưng mẹ bầu có thể yên tâm, triệu chứng này sẽ thuyên giảm khi bước qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2.

Diễm Diễm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *