Có người cho rằng, ốm nghén thèm ngọt là dấu hiệu sinh con gái. Vì theo kinh nghiệm dân gian, ông bà ta thường bảo “trai chua gái ngọt”. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học, điều này chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, có người thèm ngọt sinh vẫn con trai, hoặc có nhiều trường hợp thèm chua, thèm mặn, thèm cay… sinh con gái. Vậy thực chất dấu hiệu khi ốm nghén các bà bầu thèm các món ăn vị ngọt là gì? Làm sao để hạn chế cơn thèm không tốt cho sức khỏe này? Mời bạn đọc, đặc biệt là các mẹ bầu tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Ốm nghén thèm ngọt sinh con gái có đúng không? Làm sao để cắt cơn thèm ngọt?
Contents
1. Vì sao nhiều bà bầu ốm nghén thèm ngọt? Điều này có tốt không?
Nếu quan sát các bà bầu chúng ta sẽ thấy muôn hình muôn vẻ ở thời gian ốm nghén . Có người ốm nghén thèm ngọt, có người ốm nghén thích đồ chua, thậm chí có người khoái đồ mặn, đồ cay…
Theo nghiên cứu khoa học, sở dĩ trong thời gian mang thai các bà bầu thèm “đủ thứ hương vị” là do sự thay đổi hormone. Cụ thể, tùy thuộc cơ địa mỗi người mà các vị ngọt, mặn, chua sẽ phù hợp từng khẩu vị. Nói cách khác, việc thèm đồ ngọt hay đồ chua, mặn là một nhu cầu bình thường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay quyết định đến giới tính thai nhi.
Tuy nhiên, giữa cơn thèm đồ ngọt và việc sử dụng là điều cần cân nhắc. Cụ thể, nếu thèm mà ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ không tốt cho thai kỳ. Cụ thể, ăn nhiều đồ ngọt sẽ cơ thể bà bầu hấp thụ quá lượng đường cho phép gây ra các tình trạng như sau:
- Tăng lượng đường trong nước tiểu, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Nguy cơ bị mắc tiểu đường thai kỳ (có thể gây sinh non, thai lưu, sẩy thai, tăng huyết áp…)
- Gây béo phì, tăng cân quá mức, gây phù nề cho mẹ bầu.
- Có thể làm thai nhi to bất thường, ảnh hưởng hô hấp, hạ đường huyết…
- Có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn nhiều độ ngọt của thai nhi sau này.
Như vậy, mặc dù cơn thèm ăn ngọt khi ốm nghén là điều bình thường nhưng việc ăn quá nhiều để thỏa mãn cơn thèm là điều không nên. Các bà bầu cần hết sức lưu ý về tình trạng này nhé.
2. Nghén thèm ngọt là con trai hay con gái?
Hẳn bạn đọc đã thấy ở đâu đó những bài viết như 19 dấu hiệu bà bầu mang thai nghén con trai, bà bầu ốm nghén thèm ngọt sinh con gái… Nhưng khi đối chiếu trên thực tế chúng ta sẽ thấy những kinh nghiệm này không bao giờ chính xác 100%. Vì vậy chuyện nghén thèm ngọt là con trai hay con gái rất khó xác định.
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân khiến bà bầu thèm ngọt khi ốm nghén là do thay đổi hormone và một số biểu hiện thiếu dưỡng chất. Trên thực tế có tới 40% bà bầu thèm ngọt và chỉ có 10% bà bầu thèm chua ở giai đoạn ốm nghén. Và biểu hiện này không quyết định đến giới tính thai nhi trai hay gái.
Việc nhiều người xác định giới tính theo kinh nghiệm dân gian chỉ mang tính chất tương đối. Những câu nói như “trai chua gái ngọt” chỉ là phóng đoán với xác suất 50/50. Vì thế với những ai sắp làm bố, mẹ không nên trông chờ vào điều này. Thay vào đó hãy đón nhận bằng tâm trạng thoải mái, vui tươi vì con trai hay con gái đều là con của mình, đều là niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết sống lạc quan để dễ dàng thụ thai
3. Bà bầu nền làm gì khi ốm nghén thèm ngọt?
Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, trong thời gian ốm nghén thèm ngọt bà bầu nên ăn nhưng cần biết cách kiểm soát “cơn thèm” này. Bởi vì nếu ăn để thỏa mãn, ăn “cho đã” thì không chỉ mẹ và cả thai nhi đều bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số cách để các mẹ bầu đối phó với “cơn thèm ngọt” này.
- Hãy bắt đầu bằng một bữa sáng đủ dưỡng chất, đủ no để tránh cơn đói và thèm đồ ăn vặt (vốn nhiều đường).
- Nên uống sữa đậu nành (không pha đường, sữa đặc) để vừa bổ sung canxi , vừa giảm cơn thèm đồ ngọt khi ốm nghén.
- Chọn các món ăn thay thế đồ ngọt nhân tạo như trái cây sấy khô, các loại hạt , các loại đậu, trứng luộc…
- Tập thể dục nhẹ mỗi ngày để khỏe mạnh, hỗ trợ sinh nở tốt hơn đồng thời tránh cơm thèm ngọt.
- Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, vì nếu càng căng thẳng cơn thèm ăn càng kéo đến.
- Khám thai định kỳ , xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở các bệnh viên uy tín để có tư vấn chính xác từ bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Tại sao phải uống sắt trước khi mang thai – chị em có thực sự biết rõ?
Cuối cùng, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, ốm nghén thèm ngọt là một triệu chứng hoàn toàn bình thường. Các bà bầu nên chú ý đến cảm giác thèm ăn này và thưởng thức đồ ngọt một cách có chừng mực. Trên thực tế, một chế độ ăn lành mạnh là chế độ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng lẫn cảm xúc thèm muốn hương vị nào đó. Chính vì thế, khi mang thai nếu bà bầu thèm ăn ngọt thì nên ăn nhưng đừng để cảm giác điều khiến và bỏ bữa bữa ăn khác.
Đức Lộc