Ốm nghén ra sao bạn có thực sự biết rõ về nó?

Rate this post

Ốm nghén ra sao chắc hẳn là câu hỏi không ít chị em thắc mắc, đặc biệt là những ai đang có kế hoạch mang thai và sinh con. Ốm nghén là tình trạng vô cùng quen thuộc ở giai đoạn đầu mới có thai. Nhưng, nhiều mẹ có khả năng vẫn chưa biết được toàn bộ triệu chứng có thể xảy ra khi ốm nghén. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về chúng nhé. 

Bạn đang đọc: Ốm nghén ra sao bạn có thực sự biết rõ về nó?

Ốm nghén ra sao bạn có thực sự biết rõ về nó?

1. Ốm nghén ra sao

Chúng ta có lẽ đều quá quen với tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Tuy nhiên, ốm nghén ra sao thì không chắc mọi người đã nắm được một cách cụ thể.

1.1. Ốm nghén ra sao và những triệu chứng phổ biến nhất

Những triệu chứng phổ biến nhất của ốm nghén mà chúng ta thường thấy đó là buồn nôn và nôn. Rất nhiều phụ nữ đối mặt với cảm giác buồn nôn khi mới có em bé.

Bạn có thể bắt đầu với việc buồn nôn nhẹ và tăng dần trong tam cá nguyệt thứ nhất. Một số phụ nữ bị cả buồn nôn và nôn, trong khi một số khác chỉ buồn nôn mà thôi, và không trường hợp nào được xem là dễ chịu. Đối với một số phụ nữ, việc nôn thực sự sẽ khiến họ thấy dễ chịu hơn, trong khi những người khác lại không thấy giảm khó chịu sau khi nôn.

Tin vui là hầu hết các mẹ bầu sẽ bớt ốm nghén khi bước qua tam cá nguyệt thứ hai. Điều này có nghĩa là bạn sẽ bớt thấy hoặc giảm hẳn buồn nôn khi bước qua tháng thứ 4 của thai kỳ.

Tuy nhiên, một số ít trường hợp phụ nữ mang thai bị ốm nghén nặng đến nỗi kéo dài suốt thai kỳ. Thông thường, những phụ này cần được can thiệp y tế để tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe và thai kỳ, đặc biệt khi nguy cơ mất nước và giảm cân có thể tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Ốm nghén ra sao bạn có thực sự biết rõ về nó?

1.2. Các triệu chứng khác mẹ bầu có thể gặp phải ngoài buồn nôn và nôn

Ngoài ốm nghén buồn nôn và nôn, các triệu chứng khác mẹ có thể đối mặt gồm:

  • Chóng mặt.
  • Mệt mỏi dữ dội.
  • Buồn nôn nghiêm trọng hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày.
  • Sợ đồ ăn hoặc mùi thức ăn.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn mà một số loại thực phẩm sẽ làm cho tệ hơn.

Hầu hết những phụ nữ bị ốm nghén buồn nôn thường không bị đau bụng hoặc chuột rút.

Bạn cũng có thể trải qua tình trạng:

  • Đau lưng dưới.
  • Thay đổi cảm xúc do sự thay đổi của nội tiết tố khi mang thai.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Thay đổi kích thước bầu ngực.
  • Trễ kinh. 

Ốm nghén ra sao bạn có thực sự biết rõ về nó?

2. Phân biệt buồn nôn do ốm nghén khi mang thai và buồn nôn do nguyên nhân khác

Mặc dù buồn nôn là triệu chứng vô cùng phổ biến của tình trạng ốm nghén nhưng đôi khi, nó có thể là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe khác chứ không phải do hiện tượng mang thai.

Bạn nên lưu ý nếu thấy buồn nôn kèm theo các triệu chứng sau:

  • Đau dạ dày.
  • Chuột rút.
  • Đau đầu.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.

Các triệu chứng cụ thể kèm theo sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây buồn nôn.

Ví dụ:

  • Cơn buồn nôn kèm theo đau ở phía trên bên phải bụng, hoặc lan ra sau lưng hoặc vai phải là bạn có nguy cơ bị sỏi mật hoặc vấn đề về gan.
  • Cơn buồn nôn kèm theo đau dữ dội ở lưng dưới hoặc khu vực bẹn là bạn có nguy cơ bị sỏi thận. 

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý quan trọng cho mẹ khi sinh con lần 2 để an toàn sức khỏe

Ốm nghén ra sao bạn có thực sự biết rõ về nó?

3. Ốm nghén có phải chỉ xảy ra vào buổi sáng

Chúng ta vẫn biết đến ốm nghén được gọi là “cơn ốm buổi sáng”. Vì vậy, ốm nghén có phải chỉ xảy ra vào buổi sáng có lẽ cũng là một phần của thắc mắc ốm nghén ra sao.

Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý rằng, bất chấp tên gọi của ốm nghén là “morning sickness – cơn ốm buổi sáng”, bạn có thể trải nghiệm cảm giác buồn nôn vào bất kì thời điểm nào trong ngày, dù là ban ngày hay ban đêm.

Mặc dù vậy, khá nhiều phụ nữ trải qua những cơn nghén tồi tệ nhất vào thời điểm buổi sáng, khi mới thức dậy. Có lẽ tình trạng này xảy ra phổ biến do bao tử của họ còn đang trống. 

Ốm nghén ra sao bạn có thực sự biết rõ về nó?

4. Khi nào bạn cần lưu ý về tình trạng ốm nghén

Bạn đã phần nào hình dung được ốm nghén ra sao, vậy có khi nào ốm nghén gây nguy hiểm cho bạn và em bé hay không?

Đối với phần lớn trường hợp, tình trạng ốm nghén không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ốm nghén thường sẽ giảm dần hoặc chấm dứt khi mẹ bầu bước qua tháng thứ tư của thai kỳ.

Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể đối mặt với tình trạng ốm nghén nặng. Những phụ nữ bị ốm nghén nặng có thể bị mất nước do không thể giữ lại thức ăn và chất lỏng trong dạ dày vì bị nôn nghiêm trọng. Thường họ sẽ cần được truyền nước, truyền dịch, truyền thức ăn bằng đường ống và được chỉ định dùng thuốc nếu cần thiết, nhằm giảm tình trạng nôn, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai kỳ và thai nhi.

Nhiều phụ nữ muốn biết ốm nghén ra sao nhưng khi mang thai lại không trải qua triệu chứng ốm nghén nào, và điều này cũng khiến họ lo lắng. Khi không thấy mình buồn nôn, nôn hay mệt mỏi giai đoạn đầu mang thai, mẹ bầu lại nghĩ rằng thai kỳ của mình có vấn đề. Thực tế thì bạn không bị ốm nghén không có nghĩa là có điều gì bất thường xảy ra. Vì ốm nghén là một tình trạng xuất hiện mà không “màng” đến yếu tố logic. Nó có thể đến và đi mà không cần báo trước ngay cả với một thai kỳ khỏe mạnh và tiến triển bình thường. 

Ốm nghén ra sao bạn có thực sự biết rõ về nó?

>>>>>Xem thêm: Thời điểm thụ thai tuyệt vời nhất trong năm, các cặp vợ chồng nên tham khảo

Ốm nghén ra sao hy vọng qua một số thông tin ở trên đã phần nào giải đáp thắc mắc của bạn. Đây là hiện tượng bình thường mà khá nhiều phụ nữ mang thai trải qua. Đặc trưng của ốm nghén là nôn và buồn nôn, nhưng nguyên nhân kích hoạt cảm giác này lại không giống nhau ở mỗi phụ nữ. Vì mỗi chị em với cơ địa khác nhau sẽ trải qua tình trạng ốm nghén (hoặc không) khác nhau. Không chỉ vậy, mỗi mẹ bầu có thể có trải nghiệm khác nhau ở mỗi thai kỳ của mình. Tuy nhiên, nếu bạn thấy lo lắng về bất kỳ biểu hiện nào liên quan đến ốm nghén hoặc không thấy chúng xuất hiện, hãy hỏi ý kiến chuyên môn của bác sĩ sản khoa để được tư vấn và thăm khám nếu cần thiết.

Nguồn tham khảo Medical News Today, Verywell Family & Healthline

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *