Ốm nghén ở tuần thứ 9 so với giai đoạn thai nhi được 8 tuần thay đổi không quá nhiều. Cơn nghén vẫn diễn ra thường xuyên và khiến mẹ bầu khá khó chịu. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ có thể xuất hiện nhiều triệu chứng trên cơ thể với tần suất nhiều hơn như: nôn ói nhiều hơn, thường xuyên bị đau đầu, dễ bị chuột rút, mệt mỏi nhiều hơn, dễ bị tụt huyết áp, có thể thèm một số món ăn nhất định,…. Theo đó, thai nhi trong bụng cũng sẽ không ngừng phát triển lớn lên, các cơ quan đang dần được hoàn thiện hơn.
Bạn đang đọc: Ốm nghén ở tuần thứ 9 và điều mẹ cần làm trong giai đoạn này
Contents
1. Ốm nghén ở tuần thứ 9 và sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi
Giai đoạn thai nhi được 9 tuần tuổi thì cũng đồng nghĩa mẹ và bé đã trải qua 8 tuần, tương đương với 2 tháng mang thai. Nhưng thai nhi lúc này vẫn chưa thực sự ổn định, do vẫn nằm trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Vậy nên, mẹ bầu cần phải phải chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình, không được chủ quan.
- Ngoài ra, tuần này bé cũng phát triển nhanh chóng hơn so với những tuần trước đó. Thai nhi đã hoàn thành phần quan trọng nhất trong sự phát triển của mình và bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển bào thai các mô và cơ quan trong cơ thể. Những cơ quan quan trọng như gan, ruột, thận bắt đầu hoạt động để sản xuất các tế bào máu, thay cho túi noãn hoàng đã biến mất và tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.
- Cơ thể của bé đã bắt đầu có những chuyển động đầu tiên, các khớp như vai, khuỷu tay, cổ tay, mắt cá chân, đầu gối. Cổ tay có thể gặp lại và đặt lên tim, chân đủ dài để gập lại.
- Nhau thai bắt đầu hoạt động sản xuất hoemone. Khuôn mặt bé đã có lỗ mũi, mũi, miệng, móng tay, chân của bé cũng hình thành thay cho màng và lông tơ mọc ở lớp da.
- Thai nhi 9 tuần tuổi đã bắt đầu có những cử động đầu tiên, nhưng vì em bé còn quá nhỏ để có thể gây các cơ động mạnh lên thành bụng, nên mẹ bầu sẽ rất khó cảm nhận được.
2. Sự thay đổi của cơ thể thai phụ khi thai nhi được 9 tuần tuổi
- Cơ thể của mẹ sẽ không có nhiều thay đổi so với giai đoạn thai nhi được 8 tuần tuổi. Nếu tuần thứ 8 mẹ vẫn chưa sắm quần áo, thì ở tuần này mẹ có thể mua một ít quần áo rộng rãi, thoáng mát hơn để giúp cơ thể thoải mái, không cảm thấy khó chịu.
- Bằng mắt thường mẹ có thể nhận thấy những mạch máu của mình nổi lên rõ ràng hơn ở bàn tay, cánh tay, chân. Vì hệ thống mạch máu trong cơ thể đang phát triển để cung cấp máu cho thai nhi.
- Ngực của thai phụ sẽ trở nên đầy đặn hơn và núm vú cũng sẽ chuyển sang màu hơi sậm so với ban đầu.
- Vòng bụng to hơn, mẹ sẽ cảm thấy rõ rệt hơn khi bận những chiếc quần cũ với thắt lưng cảm giác chật hơn.
- Hormone thai kỳ tăng lên ở mức tối đa. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy không khỏe nhưng chúng rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Chậm kinh bao nhiêu ngày thì chắc chắn có thai và câu trả lời cho chị em
3. Ốm nghén ở tuần thứ 9 và những triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn này
Ốm nghén tuần thứ 9 được xem là giai đoạn đỉnh điểm của quá trình mang thai (đỉnh điểm kéo dài thời gian khoảng từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 13 của thai kỳ). Một số triệu chứng ốm nghén thường gặp của các thai phụ ở tuần thứ 9 có thể kể đến như sau: buồn nôn nhiều hơn, nhạy cảm hơn với mùi thức ăn, thèm một số món nhất định có vị ngọt chua mặn. Thường xuyên bị đau đầu, tâm trạng lâng lâng, mệt mỏi nhiều hơn, dễ bị tụt huyết áp, đau tức vùng ngực, da sạm đen, chướng bụng, đầy hơi, âm đạo xuất hiện dịch màu trắng đục hoặc có thể xuất huyết lượng nhỏ, đi tiểu đêm,….
4. Ốm nghén ở tuần thứ 9 và điều mẹ cần làm
- Qua thời gian ốm nghén ở tuần thứ 8 , ốm nghén ở tuần thứ 9 được xem là giai đoạn nghén khiến mẹ bầu khá mệt mỏi trong quá trình mang thai. Để hạn chế cơn nghén mẹ có thể hoạt động nhẹ nhàng bằng cách tham gia vào các buổi tập thể dục, tham gia vào lớp yoga cho bà bầu , đi bộ,…
- Nếu thường xuyên bị ốm nghén vào buổi tối và không ăn uống được gì , thì hãy cố gắng ăn nhiều chất dinh dưỡng vào buổi sáng và trưa. Vào buổi tối nếu sợ đói có thể lựa chọn những thức ăn nhẹ nhàng hơn như trái cây, sữa, bánh mặn,…
- Thời điểm này thai nhi bắt đầu lớn hơn và bụng thai phụ cũng sẽ to dần hơn. Nên các bạn cần phải thay đổi quần áo, mua những bộ đồ to rộng rãi, để mang lại cảm giác thoải mái.
- Giai đoạn thai nhi được 9 tuần, cơ thể thai phụ sẽ sản xuất nhiều máu hơn, quá trình trao đổi chất của nhanh hơn và nhịp tim của bé cũng tăng cao. Do đó, cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh. Các chất cần thiết phải có trong thực đơn mỗi ngày của mẹ bầu gồm: chất xơ, chất béo, tinh bột, protein, các loại vitamin, sắt, canxi,…
- Mẹ bầu sẽ bị nghén nhiều hơn so với những tuần trước, nên cần phải giảm bớt khối lượng công việc. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn hơn. Nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
- Nếu nghén quá nặng , các bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn cho các đơn thuốc giúp giảm nghén hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Cách tính ngày rụng trứng chính xác nhất để sinh con trai hoặc con gái theo ý muốn
Ốm nghén tuần thứ 9 có thể nói là giai đoạn đỉnh điểm của quá trình mang thai. Cơ thể mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi hơn so với các tuần ban đầu. Sự phát triển của thai nhi cũng đang dần lớn lên khiến thai phụ ngày càng mệt mỏi hơn. Do đó, các bạn cần chú ý giữ gìn sức khỏe, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh thiếu hụt chất làm ảnh hưởng tiêu cực đến bé yêu mẹ nhé.
Diễm Diễm