Ốm nghén nặng phải làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Rate this post

Ốm nghén thường bắt đầu vào tuần thứ 6 thai kỳ, lên đỉnh điểm ở tuần thứ 9 và kết thúc ở tuần thứ 14. Tuy vậy, các mốc thời gian này lẫn các triệu chứng, mức độ nghén sẽ thay đổi ở mỗi bà bầu. Có trường hợp bà bầu bị nghén nặng, kéo dài suốt thời gian mang thai. Vậy với những trường hợp ốm nghén nặng phải làm gì để bà bầu khỏe mạnh trở lại? Mời bạn đọc cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: Ốm nghén nặng phải làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?

1. Ốm nghén nặng là gì?

Khoảng hơn 70% phụ nữ khi mang thai có biểu hiện ốm nghén . Trong số đó có 85% các trường hợp bị nghén nhẹ với triệu chứng buồn nôn với tuần suất ít, khoảng 1 – 2 lần trên ngày, thường vào buổi sáng.

Tuy nhiên, cũng có khá nhiều trường hợp bà bầu bị ốm nghén nặng. Và biểu hiện của tình trạng này chính là bà bầu nôn nhiều lần trong ngày, sụt cân, mất nước hoặc có nguy cơ bị mất nước. Trong thuật ngữ Y học, ốm nghén nặng còn được gọi là “nôn mửa quá nhiều trong thai kỳ”. Dù không có con số cụ thể nhưng nếu bà bầu nôn liên tục nhiều giờ, nôn với tần suất 5 lần/ngày có thể xem bị nghén nặng.

Ốm nghén nặng gây nôn nhiều không hẳn là dấu hiệu của thai nhi yếu như một số lời đồn đại. Thậm chí, xét ở góc độ khoa học, ốm nghén nặng còn báo hiệu thai nhi khỏe mạnh hơn so với một số trường hợp không ốm nghén. Nhưng tình trạng này gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và sức khỏe của bà bầu . Đơn cử, việc nôn quá nhiều trong ngày sẽ khiến họ dễ chán nán, rơi vào tiêu cực, bi quan… Và chính những điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thai nhi.

Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, cũng như trả lời rốt ráo cho thắc mắc ốm nghén nặng phải làm gì, mời bạn đọc cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp ở phần bài viết sau nhé.

Ốm nghén nặng phải làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?

2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng ốm nghén nặng? Khi nào cần đi khám?

Để biết ốm nghén nặng phải làm gì chúng ta cần bắt đầu tìm hiểu từ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đồng thời, chúng ta cần phân biệt với một số trường hợp nguy hiểm, cần đi khám kịp thời nhé.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén nặng gồm có:

  • Sự thay đổi hormone của thai kỳ : Một loại hormone được gọi là Gonadotropin có thể tăng cao quá mức gây ra tình trạng ốm nghén nặng.
  • Do di truyền : Một số phụ nữ có thể bị ốm nghén nặng nếu các thành viên trong gia đình từng mắc tình trạng này.
  • Do sinh đôi hoặc sinh ba : Các bà bầu mang thai đôi , sinh ba có thể bị nghén nặng nhiều hơn.
  • Khứu giác nhạy cảm hơn : Khứu giác ở thời gian mang thai của phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, điều này có nghĩa bà bầu sẽ dễ bị kích thích bởi các mùi vị lạ, dễ buồn nôn hơn.
  • Một số nguyên nhân khác : Dễ say tàu xe, bị đau nửa đầu…

Trường hợp ốm nghén nặng nên đi khám bác sĩ:

  • Buồn nôn kéo dài cả ngày khiến bà bầu không thể ăn uống được.
  • Nôn trên 3 lần mỗi ngày khiến không thể giữ thức ăn trong dạ dày.
  • Chất nôn màu nâu hoặc chất nôn có máu hoặc vệt máu trong đó.
  • Giảm cân.
  • Ngất xỉu hoặc chóng mặt.
  • Đi tiểu ít hơn bình thường.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Nhiều cơn đau đầu xuất hiện.
  • Cảm giác khó chịu kèm miệng có mùi hôi, cơ thể có mùi khác lạ.
  • Tình trạng mệt mỏi, hoang mang thường xuyên hơn.

Tìm hiểu thêm: Tính ngày kinh nguyệt chính xác và lợi ích mà chị em nào cũng nên biết

Ốm nghén nặng phải làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?

3. Ốm nghén nặng phải làm gì để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé?

Như đã đề cập ở phần bài viết trên, ốm nghén nặng phải làm gì là câu hỏi xuất hiện rất nhiều ở các bà bầu. Giải pháp tốt nhất cho tình trạng này là bà bầu nên đi khám bác sĩ để có những tư vấn chính xác. Đặc biệt, các trường hợp bà bầu nghén nặng không thể ăn uống, giảm cân nghiêm trọng thì càng nên đi khám sớm nhất có thể.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian cũng như lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe sinh sản, bà bầu có thể áp dụng một số mẹo sau để giảm cơn nghén nhé.

Các cách giảm cơn nghén nặng:

  • Ăn nhạt, ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Uống nhiều nước khi không cảm thấy buồn nôn.
  • Tránh thức ăn cay và béo.
  • Ăn đồ ăn nhẹ giàu protein.
  • Tránh các không gian có mùi, các đồ ăn có mùi vị mạnh gây kích thích buồn nôn.
  • Tập thể dục nhẹ đều đặn.

Các món ăn giúp giảm nghén theo kinh nghiệm dân gian:

  • Nước mía gừng tươi : Mía nướng ép lấy nước hòa cùng gừng giã nhỏ, uống trước bữa ăn 30 phút trong 3 – 5 ngày có thể làm giảm cơn ốm nghén nặng.
  • Nước ô mai : Nước ô mai pha gừng uống trong 3 – 5 ngày cũng là mẹo hay làm giảm cơn ốm nghén.
  • Canh sấu : Canh sấu hầm sườn heo cũng là món ăn bổ sung dinh dưỡng và giúp giảm nghén hiệu quả mà bà bầu nên thử tại nhà nhé.

Ốm nghén nặng phải làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?

>>>>>Xem thêm: Thụ tinh trong ống nghiệm có nguy hiểm không, có biến chứng gì không?

Như vậy, ốm nghén nặng phải làm gì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu ốm nghén nặng nhưng bà bầu vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường thì hoàn toàn không cần quá lo lắng. Trong một số trường hợp, lời khuyên tốt nhất là đi khám bác sĩ chuyên khoa. Nhưng dù trong trường hợp nào, các bà bầu và người thân cũng hãy tin rằng theo thời gian các triệu chứng nghén nặng sẽ kết thúc.

Đức Lộc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *