Ốm nghén giả là một hiện tượng không phổ biến ở phụ nữ và thường là biểu hiện của tình trạng mang thai giả. Nó cũng bao gồm những triệu chứng tiêu biểu như khi báo hiệu một thai kỳ thực sự. Chỉ khác đây là báo động giả, và không có em bé nào đang phát triển cả. Vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng kì lạ này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có thêm thông tin nhé.
Bạn đang đọc: Ốm nghén giả nguyên nhân do đâu?
Contents
1. Ốm nghén giả là gì
Trực giác của phụ nữ là một đặc điểm khá kì lạ. Hầu hết họ sẽ biết được mình mang thai trước khi nhận được kết quả hai vạch (hoặc dương tính) trên que thử thai.
Phụ nữ hiểu khá rõ cơ thể mình và có thể nhận ra một sự thay đổi dù là nhỏ nhất. Đặc biệt khi nó liên quan đến việc cô sắp nuôi dưỡng một hình hài bé nhỏ trong bụng mình.
Tuy nhiên, có những lúc, ngay cả trực giác của một người phụ nữ nhạy cảm cũng ngủ quên. Và lúc này, cơ thể cô ấy báo rằng cô đã mang thai. Cùng với đó là những dấu hiệu thường thấy của thai kỳ trong giai đoạn sớm. Trong khi trên thực tế, cô không hề có thai và những biểu hiện ấy chỉ là ốm nghén giả.
Những triệu chứng ốm nghén giả này rất thật, cùng với những biểu hiện phổ biến như tăng cân, đau lưng hay bụng lớn dần,… Thậm chí đôi khi chúng còn xuất hiện ở nam giới khiến người trong cuộc không hề biết mình đang bị “lừa”.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng mang thai giả biểu hiện ban đầu bằng tình trạng ốm nghén giả này?
Ốm nghén giả hay mang thai giả hiện vẫn chưa có đủ nghiên cứu để đưa ra nguyên nhân chính xác gây ra chúng.
Một số người tin rằng phụ nữ hoặc đàn ông ốm nghén giả hay mang thai giả là do tác động về thể lý. Nhưng một số khác lại cho rằng nguyên nhân gốc rễ bắt nguồn từ tâm lý hơn.
- Với những người tin ốm nghén giả hay mang thai giả bắt nguồn từ thể lý thì đây là hậu quả của việc bị chấn thương về thể chất hay tinh thần.
- Còn những ai cho rằng mang thai giả do nguyên nhân tâm lý thì đây là sự mất cân bằng hóa học trong cơ thể.
Các vấn đề có thể khiến cơ thể gửi các biểu hiện ốm nghén giả để báo hiệu một thai kì giả gồm:
- Tình trạng sảy thai (thường là hơn 1 lần)
- Vô sinh
- Mất con
- Suy sụp tinh thần
Ngoài ra có những nguyên nhân thực sự liên quan đến khối u (chủ yếu từ buồng trứng), cũng như sự mất cân bằng hóa học trong não. Theo đó, các tín hiệu giả được gửi đến cơ thể làm cho phụ nữ nghĩ mình đang mang thai nhưng sự thật là không phải vậy.
Ngoài những nguyên nhân trên, lý do khá phổ biến được ghi lại về hiện tượng mang thai giả rất đơn giản. Đó chính là khi một người phụ nữ quá mong muốn có con, đến nỗi cô ấy tự thuyết phục rằng mình đang mang thai.
Một khả năng nữa có thể khiến hiện tượng ốm nghén giả/ mang thai giả xảy ra, đó là khi một người bị lạm dụng tình dục hay những chấn thương cảm xúc khác. Lúc này “tạo ra” một thai kỳ là cách mà họ tự vệ hoặc đối phó với những trải nghiệm tệ hại của bản thân.
2. Ốm nghén giả là khởi đầu của một thai kỳ giả
Tìm hiểu thêm: Sinh con năm 2020 giờ nào tốt để con luôn thông minh, tài giỏi
Ngoài tình trạng ốm nghén giả, phụ nữ còn có thể trải qua các triệu chứng y như khi có thai thật. Ví dụ như:
- Trễ kinh
- Bụng to dần
- Tăng cân
- Đi tiểu thường xuyên
- Tóc và da có sự thay đổi
- Ngực sưng
- Cảm thấy thai máy
3. Các triệu chứng ốm nghén giả chỉ được xác định là biểu hiện của việc mang thai giả khi được kiểm tra và xét nghiệm
Thông thường, khi có các biểu hiện của việc mang thai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để xác nhận sự tồn tại của thai kỳ. Chúng bao gồm những thủ tục giống như xét nghiệm thai kỳ bình thường như:
- Kiểm tra vùng chậu.
- Xét nghiệm nước tiểu. Kết quả xét nghiệm thường sẽ là âm tính. Trừ trường hợp một căn bệnh ví dụ như ung thư hiếm gặp khiến cơ thể người phụ nữ sản xuất ra loại hormone tương tự như hormone thai kỳ .
- Siêu âm. Đây là phương pháp cung cấp kết quả chính xác nhất về việc có hay không hiện tượng mang thai.
4. Điều trị ốm nghén giả – biểu hiện của mang thai giả như thế nào
Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời mà một người phụ nữ có thể trải qua. Đối với những người thực sự có em bé trong bụng, thai kỳ sẽ là khoảng thời gian cô ấy bắt đầu tạo nên sự gắn bó với em bé. Đồng thời cũng là giai đoạn cô chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho việc chăm con sắp tới.
Tuy nhiên, đối với ốm nghén giả – biểu hiện của một thai kỳ không có thật thì sự việc phức tạp hơn nhiều. Người phụ nữ sẽ cảm nhận được mọi thứ từ biểu hiện thể lý đến tinh thần. Cô cũng sẽ mang tâm trạng mong đợi sự ra đời của em bé, cho con bú giọt sữa đầu tiên, tắm cho con lần đầu tiên hay trông thấy những bước đi đầu đời của con. Chỉ là trên thực tế, không hề có em bé trong bụng hay sau đó.
Như vậy, cô sẽ phải đối mặt với sự thật là mình sẽ không thể thực hiện những điều đã chuẩn bị đối với việc chăm sóc thai kỳ hay chăm con.
Có thể thấy, điều trị ốm nghén giả hay một thai kỳ giả là việc cực kì khó khăn. Vì nó không nhất thiết cần đến các dụng cụ y tế mà vấn đề nằm ở tinh thần và não bộ. Một người phụ nữ có thể bị ốm nghén giả hay cảm thấy mình mang thai (giả) trong vài tuần, 9 tháng, thậm chí kéo dài cả nhiều năm.
Sau khi bác sĩ chứng minh rằng đây là một biểu hiện của thai kỳ giả, họ sẽ tiến hành một số kiểm tra tâm lý để đảm bảo rằng không có vấn đề tâm lý hoặc thần kinh tiềm ẩn. Sau đó bác sĩ sẽ cung cấp các liệu pháp điều trị tâm lý và hỗ trợ cảm xúc. Vì đây là cách duy nhất giúp điều trị mang thai giả.
>>>>>Xem thêm: Độ dày – mỏng của niêm mạc tử cung ảnh hưởng đến việc thụ thai
Ốm nghén giả là một tình trạng hiếm gặp nhưng không phải không xuất hiện. Nó liên quan nhiều đến tâm lý và cảm xúc của người phụ nữ hơn là về thể chất. Vì vậy, đối với những người gặp phải tình trạng này, đặc biệt là phụ nữ, cô ấy nên được trợ giúp nhiều về mặt tinh thần. Điều quan trọng là, cô nên được giúp đỡ về mặt tâm lý một cách chuyên môn, có thể từ bác sĩ hay các chuyên gia được bác sĩ giới thiệu hay chỉ định.
Theo American Pregnancy
Lily Nguyễn lược dịch