Ốm nghén diễn ra bao lâu thì hết? 5 cách giảm nghén hiệu quả tại nhà

Rate this post

Ốm nghén diễn ra bao lâu thì kết thúc? Theo số liệu thống kê, cứ 10 người phụ nữ mang thai thì có 7 người bị ốm nghén trong suốt 3 tháng đầu. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tình trạng ốm nghén kéo dài suốt thai kỳ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bà bầu. Trong bài viết sau Blogtretho.edu.vn sẽ chia sẻ chi tiết hơn về các mốc thời gian quan trọng này. Mời bạn đọc theo dõi ngay sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Ốm nghén diễn ra bao lâu thì hết? 5 cách giảm nghén hiệu quả tại nhà

1. Có thai bao lâu thì nghén? Không bị ốm nghén có sao không?

Ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ. Dấu hiệu phổ biến của tình trạng này là cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, bồn chồn, cáu gắt hoặc một số thay đổi khác về thể chất lẫn tinh thần ở các bà bầu.

Ốm nghén rất phổ biến, trên thực tế có khoảng 70% phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Hoặc kể cả người chồng cũng có thể ốm nghén dùm vợ mình qua hiện tượng đồng cảm thai kỳ. Và theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, ốm nghén là triệu chứng hoàn toàn tự nhiên, không gây hại, thậm chí có thể xem như “món quà” báo hiệu tin mừng cho những ai sắp lên chức làm bố mẹ.

Mặc dù 70% phụ nữ mang thai ốm nghén nhưng cũng có 30% còn lại không có triệu chứng này. Cụ thể, rất nhiều phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh không bao giờ bị ốm nghén , vì vậy nếu bạn không nghén như người khác cũng đừng lo lắng nhé. Ngoài ra, thông tin cần lưu ý thêm là, đa số phụ nữ ốm nghén về sáng, nhưng cũng có nhiều trường hợp ốm nghén về chiều , hoặc kể cả tối muộn.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần biết rằng, ốm nghén diễn ra bao lâu đi chăng nữa cũng không có hại cho sức khỏe của bạn hoặc cho thai nhi. “Tác hại” duy nhất mà ốm nghén mang đến là sự khó chịu như cơn buồn nôn, cảm giác bất an… Và điều này hoàn toàn có thể giải quyết bằng những mẹo nhỏ mà Blogtretho.edu.vn sẽ giới thiệu ở phần sau bài viết nhé.

Ốm nghén diễn ra bao lâu thì hết? 5 cách giảm nghén hiệu quả tại nhà

2. Ốm nghén diễn ra bao lâu thì hết? Khi nào cơn nghén lên đỉnh điểm?

Như đã đề cập ở nhiều bài viết về tình trạng ốm nghén, tùy thuộc vào từng trường hợp mà thời gian ốm nghén có thể kéo dài khác nhau. Có người không bị ốm nghén, có người ốm nghén trong suốt 3 tháng đầu nhưng cũng có trường hợp nghén nặng suốt thai kỳ. Chính vì thế, không thể trả lời chính xác ốm nghén diễn ra bao lâu thì hết.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ và kéo dài đến khoảng tuần thứ 14 hoặc tuần thứ 20. Trong khoảng thời gian này, bà bầu sẽ có các mức độ nghén khác nhau. Trong đó thời điểm tuần thứ 9, thứ 10 được xem là đỉnh điểm của ốm nghén do mức độ hormone thai kỳ Gonadotropin lên mức cao nhất.

Sau tuần thứ 11, đa số bà bầu sẽ có cảm giác bớt cơn ốm nghén, đến khoảng tuần thứ 15 thì ốm nghén giảm hẳn. Lý do, thời điểm này mức độ hormone thai kỳ Gonadotropin sẽ bắt đầu giảm mạnh, khoảng 50% so với tuần thứ 9.

Nhìn chung, ốm nghén bắt đầu vào khoảng tuần thứ 5 và đạt đỉnh điểm vào tuần thứ 9 hoặc thứ 10, khi mức độ hormone thai kỳ Gonadotropin cao nhất. Đối với hầu hết phụ nữ mang thai , ốm nghén sẽ giảm dần trong khoảng từ 14 đến 20 tuần. Nếu trường hợp ốm nghén kéo dài qua 20 tuần của thai kỳ, tốt nhất bà bầu nên tư vấn ý kiến bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất nhé.

Tìm hiểu thêm: Cạn tinh trùng: Những nguyên nhân cần biết để phòng tránh vô sinh ở nam giới

Ốm nghén diễn ra bao lâu thì hết? 5 cách giảm nghén hiệu quả tại nhà

3. Hướng dẫn 5 cách giảm nghén hiệu quả nhất

Có một nghịch lý khá thú vị: Ốm nghén khiến bà bầu buồn nôn nhiều và sợ đồ ăn, nhưng để giảm ốm nghén thì cách được khuyên nhiều nhất là… ăn uống. Lý do, bụng càng đói thì tình trạng ốm nghén càng tồi tệ, chính vì thế ngay cả khi không muốn ăn, bà bầu cũng nên tập thói quen nhấm nháp một vài món nhẹ. Dưới đây là các cách giúp bà bầu vượt cơn ốm nghén mà không còn lo sợ dù ốm nghén diễn ra bao lâu đi chăng nữa.

  • Chọn thực phẩm giàu đạm, ít chất béo và dễ tiêu hóa nhất có thể. Tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nồng, béo bùi. Một số món ăn gợi ý thời gian này gồm: Cơm, chuối, bành mì…
  • Ăn nhẹ thường xuyên: Trước khi bắt đầu buổi sáng, hãy thử một chiếc bánh quy dinh dưỡng , bánh quy giòn, một miếng bánh mì khô để “đánh phủ đầu” cơn nghén. Ngoài ra hãy chia thành 6 bữa ăn nhỏ thay cho 3 bữa ăn lớn.
  • Uống nhiều nước, cố gắng uống 6 đến 8 ly nước mỗi ngày. Nhưng hãy nhớ uống từ tốn, từng ngụm một nhé.
  • Tránh các loại thực phẩm gây mùi lẫn các không gian chứa nhiều mùi dễ gây nôn như bếp, nhà vệ sinh hoặc nơi bán thực phẩm tươi sống…
  • Súc miệng ngay sau khi nôn để tránh các cơn ốm nghén kéo đến liên tục.

Ốm nghén diễn ra bao lâu thì hết? 5 cách giảm nghén hiệu quả tại nhà

>>>>>Xem thêm: 5 món ăn tốt cho bà bầu từ khoai lang cực dễ chế biến

Cuối cùng, Chuyên mục Mang thai của Blogtretho.edu.vn muốn nhắn nhủ tới các bà bầu rằng, ốm nghén là một cách cơ thể chúng ta bảo vệ thai nhi trong giai đoạn đầu. Chính vì thế dù ốm nghén diễn ra bao lâu hay gây khó chịu như thế nào thì chúng ta cứ tin tưởng rằng điều đó tốt cho em bé của mình. Tất nhiên, trong một vài trường hợp quá nặng các bà bầu nên nhờ người thân đưa đi khám để có tư vấn chính xác nhất nhé.

Đức Lộc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *