Ốm nghén đau lưng bạn có thể làm gì để đối phó?

Rate this post

Ốm nghén đau lưng là tình trạng vô cùng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ. Ngay trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn đã có thể trải qua cảm giác đau lưng, thậm chí trước khi kết quả thử thai xác nhận bạn mang thai thật sự. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và làm thế nào để bạn đối phó với cảm giác khó chịu – không chỉ xảy ra ở đầu thai kỳ này – chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 

Bạn đang đọc: Ốm nghén đau lưng bạn có thể làm gì để đối phó?

Ốm nghén đau lưng bạn có thể làm gì để đối phó?

1. Ốm nghén đau lưng – tình trạng rất phổ biến nhiều mẹ bầu gặp phải

Đau lưng là tình trạng quen thuộc mà khá nhiều phụ nữ trải qua khi mang thai. Có đến 50 – 80 % phụ nữ bị đau lưng khi mang thai , trong đó, ốm nghén đau lưng – hay đau lưng ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ là không hề hiếm gặp.

Có nhiều yếu tố gây ra chứng đau lưng mà bạn gặp phải khi mang thai. Đối với một số chị em, đây thực sự là một dấu hiệu sớm của thai kỳ . Nếu bạn bị ốm nghén đau lưng thì có thể có một vài thủ phạm, đó là:

  • Sự gia tăng nồng độ hormone trong cơ thể. Khi mang thai , cơ thể bạn tiết ra hormone giúp dây chằng và khớp ở xương chậu mềm ra. Điều này vô cùng quan trọng cho việc sinh con sau này của bạn. Tuy nhiên, những loại hormone này không chỉ hoạt động giới hạn ở vùng chậu, chúng di chuyển khắp cơ thể và ảnh hưởng tới tất cả các khớp của bạn. Trong ba tháng đầu thai kỳ , sự mềm và lỏng lẻo của hệ thống dây chằng và khớp có thể tác động trực tiếp đến vùng lưng của bạn, khiến bạn bị ốm nghén đau lưng.
  • Sự căng thẳng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ốm nghén đau lưng. Trên thực tế thì căng thẳng sẽ góp phần gây ra tình trạng đau lưng dù bạn có mang thai hay không. Sự căng thẳng làm tăng cơn đau và căng cơ, đặc biệt là những vùng yếu. Nếu các hormone đã ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng của bạn, thì sự căng thẳng sẽ làm tăng nặng tình trạng đau nhức, bao gồm cả vùng lưng của bạn. 

Ốm nghén đau lưng bạn có thể làm gì để đối phó?

2. Bạn có thể làm gì để đối phó với tình trạng ốm nghén đau lưng

Để đối phó với tình trạng ốm nghén đau lưng, vốn có xu hướng kéo dài và tăng nặng hơn khi thai kỳ tiến triển, bạn có thể thử một số cách sau đây. Những cách này sẽ rất hữu ích cho bạn không chỉ trong giai đoạn đầu mà suốt cả thai kỳ. Bạn hãy:

2.1. Chú ý đến tư thế và các hoạt động để đối phó với tình trạng ốm nghén đau lưng

  • Khuỵu đầu gối và giữ lưng thẳng khi bạn định nâng một vật gì đó từ mặt đất.
  • Chú ý giữ tư thế đúng khi ngồi hoặc đứng. Bạn hãy đứng thẳng, ưỡn ngực và giữ cho vai cùng lưng của mình được thả lỏng.
  • Tránh đứng quá lâu. Nếu công việc của bạn bắt buộc bạn phải đứng khá nhiều, hãy thử đặt một chân lên bề mặt cao hơn chân kia, và lần lượt thay đổi chân .
  • Tránh nâng các vật nặng.
  • Di chuyển cả chân khi bạn muốn quay người để tránh làm vặn cột sống của bạn.
  • Mang giày đế bằng để phân bổ đều trọng lượng cơ thể của bạn.
  • Cố gắng cân bằng trọng lượng của các túi đồ khi bạn xách chúng hai bên tay.
  • Giữ lưng thẳng và được hỗ trợ khi bạn ngồi làm việc cũng như tại nhà. Hãy dùng các loại gối được thiết kế đặc biệt cho phụ nữ mang thai để kê lưng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Ngủ ở tư thế nằm nghiêng một bên thay vì nằm ngửa, với gối hỗ trợ dưới bụng và giữa hai đầu gối.
  • Massage hay tắm nước ấm.
  • Sử dụng một tấm nệm để hỗ trợ bạn đúng cách. Bạn có thể đặt một miếng ván cứng dưới nệm để làm cho nó chắc chắn hơn nếu cần.
  • Tham gia các lớp học nhóm, lớp học chăm sóc lưng dành cho phụ nữ mang thai hoặc các lớp học tiền sản. 

Tìm hiểu thêm: Mang thai tuổi 40 những điều chị em cần biết

Ốm nghén đau lưng bạn có thể làm gì để đối phó?

2.2. Vận động hợp lý để giúp làm giảm cảm giác ốm nghén đau lưng

Có một số bài tập nhẹ nhàng bạn có thể thực hiện để giúp làm giảm cảm giác ốm nghén đau lưng. Chúng bao gồm:

  • Quỳ gối và chống hai tay xuống sàn, giữ lưng thẳng.
  • Hóp cơ bụng để nâng vùng lưng lên, thả lỏng khu vực mông và đầu, không di chuyển tay mà cố gắng tập trung vào vùng lưng hết mức có thể.
  • Giữ tư thế trên trong vài giây sau đó thả lỏng từ từ để trở về tư thế ban đầu, lưu ý luôn giữ lưng thẳng, không được hõm xuống.
  • Thực hiện động tác này một cách chậm rãi và nhịp nhàng 10 lần, giúp các cơ của bạn hoạt động và tập cho việc cử động lưng thật cẩn thận.

Bạn cũng có thể tập yoga hoặc các lớp thể dục nhẹ nhàng dưới nước khi mang thai. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ cũng như tham gia lớp của các huấn luyện viên có chuyên môn để được giúp xây dựng cơ bắp hỗ trợ lưng tốt hơn.

3. Khi nào bạn cần đến bác sĩ vì tình trạng ốm nghén đau lưng

Trong một số trường hợp, bạn cần đến gặp bác sĩ vì tình trạng ốm nghén đau lưng khiến bạn khó chịu và có thể tiềm ẩn một vấn đề sức khỏe nào khác. Đó là khi bạn đau lưng kèm theo các triệu chứng:

  • Bạn bị sốt, chảy máu bất thường hoặc đau khi đi tiểu.
  • Bạn bị mất cảm giác ở một hoặc hai chân, vùng mông hoặc bộ phận sinh dục.
  • Bạn bị đau một hoặc hai bên xương sườn.

Trong những trường hợp này, bạn hãy đến cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và can thiệp nếu cần thiết. Điều này sẽ giúp phòng ngừa các nguy cơ có thể xảy ra do các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thai kỳ. 

Ốm nghén đau lưng bạn có thể làm gì để đối phó?

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu có thai sớm – bạn nên biết rõ để chăm sóc sức khỏe tốt hơn

Ốm nghén đau lưng là tình trạng rất phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Tuy vậy, trong một số trường hợp, đây không phải là chuyện ốm nghén đơn thuần. Đau lưng cũng có thể là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nào đó có thể ảnh hưởng đến bạn và thai kỳ. Vì vậy, bạn cần theo dõi tình trạng này và đi thăm khám ngay nếu bạn thấy có kèm theo những triệu chứng bất thường khác. Bạn cũng hãy duy trì chế độ ăn uống, vận động điều độ để đối phó với tình trạng có thể kéo dài suốt thai kỳ này nhé.

Theo NHS & Healthline

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *