Ốm nghén ăn gì cũng nôn có gây hại cho thai nhi không?

Rate this post

Ốm nghén ăn gì cũng nôn có lẽ là tình trạng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng sợ phải đối mặt. Nôn và buồn nôn là hiện tượng khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Nhưng, nôn nghén quá nhiều lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này nhé. 

Bạn đang đọc: Ốm nghén ăn gì cũng nôn có gây hại cho thai nhi không?

Ốm nghén ăn gì cũng nôn có gây hại cho thai nhi không?

1. Vì sao mẹ lại bị ốm nghén ăn gì cũng nôn

Vì sao tình trạng ốm nghén ăn gì cũng nôn lại xảy ra? Đây chắc chắn là câu hỏi mẹ muốn được giải đáp thỏa đáng.

Thông thường khi mới mang thai, mẹ sẽ trải qua tam cá nguyệt đầu tiên bị ốm nghén dưới nhiều dạng, từ sợ mùi, sợ thức ăn, thèm ăn,…kèm theo việc bị buồn nôn và nôn. Dù rằng ốm nghén được gọi là morning sickness – cơn ốm buổi sáng, nhưng thực ra ngoài buổi sáng nó có thể xảy ra vào bất kì thời điểm nào trong ngày. Bạn có thể bị nôn, buồn nôn khi gặp phải một yếu tố kích thích nào đó như mùi thực phẩm, mùi hóa chất, mùi mỹ phẩm, hay khi nếm thử một món ăn nào đó.

Không có công thức chung cho việc bạn ăn gì, ngửi phải mùi gì thì sẽ bị nôn và buồn nôn. Vì cơ địa của mỗi người khác nhau, nên thai kỳ và đặc điểm nôn nghén cũng vậy.

Tuy nhiên, nếu bị ốm nghén ăn gì cũng nôn thì rất có khả năng bạn đang phải đối mặt với ốm nghén nặng. Đây là tình trạng ốm nghén nghiêm trọng mà không có bất cứ mẹ bầu nào muốn trải qua. 

Ốm nghén ăn gì cũng nôn có gây hại cho thai nhi không?

2. Ốm nghén ăn gì cũng nôn có thể là biểu hiện của tình trạng ốm nghén nặng

Ốm nghén ăn gì cũng nôn rất có thể là biểu hiện của tình trạng ốm nghén nặng. Nó nghiêm trọng hơn nhiều so với nôn và buồn nôn do ốm nghén thông thường. Các triệu chứng của ốm nghén nặng thường bắt đầu ở tuần thứ 4 – 9 của thai kỳ. Sau đó tha vì giảm dần khi bước qua tam cá nguyệt thứ hai, chúng lại thường nghiêm trọng hơn.

Ngoài việc ốm nghén ăn gì cũng nôn và nôn nghiêm trọng, kéo dài khi bị ốm nặng, bạn sẽ trải qua những triệu chứng khác nữa. Ví dụ như:

  • Mất nước.
  • Ketosis – một tình trạng nghiêm trọng gây ra bởi số lượng xeton trong máu và nước tiểu tăng lên. Xeton là các hóa chất có tính axit độc được tạo ra khi cơ thể bạn phân hủy chất béo, thay vì glucose, để tạo năng lượng.
  • Giảm cân.
  • Huyết áp thấp hay hạ huyết áp biểu hiện qua việc bạn bị nhức đầu, chóng mặt khi đứng lên, thậm chí bạn có thể bị ngất xỉu và vàng da

Khi bị ốm nghén nặng, bạn sẽ trải qua cảm giác ốm nghén ăn gì cũng nôn rõ ràng nhất. Cảm giác buồn nôn và nôn thường nghiêm trọng đến mức bạn không thể giữ bất kỳ lượng thức ăn nào, kể cả chất lỏng. Điều này có thể gây mất nước và giảm cân.

Ốm nghén nặng với biểu hiện dễ thấy nhất là ốm nghén ăn gì cũng nôn rất khó chịu với các triệu chứng nghiêm trọng. Dù có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống, sinh hoạt và khả năng làm việc của bạn, nhưng tình trạng này lại ít có khả năng gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu nó khiến bạn bị giảm cân nhiều, thì bạn sẽ có nguy cơ cao sinh em bé nhẹ cân hơn dự kiến. 

Tìm hiểu thêm: Máy đo rụng trứng – công cụ hữu hiệu giúp chị em xác định thời điểm dễ thụ thai

Ốm nghén ăn gì cũng nôn có gây hại cho thai nhi không?

3. Có thể điều trị tình trạng ốm nghén ăn gì cũng nôn không

Nếu ốm nghén ăn gì cũng nôn là biểu hiện của tình trạng ốm nghén nặng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà phương pháp điều trị thích hợp sẽ được chỉ định.

Các trường hợp bị ốm nghén nặng với tình trạng nôn không quá nghiêm trọng có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và dùng thuốc kháng axit.

Trường hợp nôn nghén nặng có thể cần điều trị chuyên khoa, nhập viện. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Điều này có thể bao gồm truyền dịch qua đường tĩnh mạch để điều trị ketosis và giúp ngừng nôn.

Bạn không nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào, dù cảm thấy khó chịu đến đâu. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn hoặc chỉ định loại thuốc an toàn cho thai kỳ. 

Ốm nghén ăn gì cũng nôn có gây hại cho thai nhi không?

4. Thử thay đổi thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, vận động để giảm tình trạng nôn nghén

Cũng có khả năng bạn bị tình trạng nôn nghén thường xuyên là do cơ địa. Nếu vậy, nó sẽ có xu hướng giảm, hoặc ít nhất là không tăng nặng khi thai kỳ tiến triển. Lúc này, để giảm bớt cảm giác buồn nôn hay nôn, bạn có thể áp dụng một số thay đổi trong thói quen ăn uống, ngủ nghỉ. Ví dụ như:

  • Ăn các loại thực phẩm khô như bánh mì, ngũ cốc, bánh quy dinh dưỡng cho bà bầu ,…khi mới ngủ dậy và trước khi rời khỏi giường.
  • Ăn thịt nạc, phô mai hoặc các loại thực phẩm giàu protein khác trước khi đi ngủ.
  • Uống nước từng lượng ít một trong suốt cả ngày. Tránh uống một lượng lớn nước một lúc.
  • Ăn những bữa nhỏ hoặc bữa nhẹ mỗi hai đến ba tiếng thay vì chỉ ăn ba bữa lớn một ngày.
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán, đồ quá béo, quá cay hay quá nhiều gia vị
  • Tránh ăn đồ ăn có mùi quá nồng.
  • Ăn đồ ăn lạnh hoặc mát, tránh các món ăn nóng.
  • Tránh làm việc quá sức.
  • Vận động nhẹ nhàng, điều độ. Các bài tập đi bộ hoặc yoga cho bà bầu  là rất thích hợp. Tuy nhiên, nếu đó là những hoạt động hoàn toàn mới mà bạn chỉ dự định tập khi bắt đầu có em bé, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách thực hiện chúng phù hợp và an toàn nhất. 

Ốm nghén ăn gì cũng nôn có gây hại cho thai nhi không?

>>>>>Xem thêm: 4 cách tính sinh con gái thành công – áp dụng ngay nếu bạn đang mong một tiểu công chúa

Ốm nghén ăn gì cũng nôn là tình trạng vô cùng khó chịu đối với bất kì mẹ bầu nào nếu gặp phải. Một điều đáng mừng là việc nôn nghén, kể cả nôn nghén nặng thường ít khi nào gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, có những trường hợp việc không thể giữ lại bất kì lượng thực phẩm hay chất lỏng nào khiến bạn bị giảm cân hay gây ra những vấn đề về sức khỏe khác. Lúc này, bạn cần được can thiệp y tế để đảm bảo thai kỳ được tiếp tục một cách an toàn và khỏe mạnh, cũng như hạn chế tình trạng em bé bị nhẹ cân khi sinh ra.

Theo Pregnancy Birth Baby & WebMD

Lily Nguyễn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *