Những việc cần thực hiện trước khi mang thai

Rate this post

(Blogtretho.edu.vn) Nếu việc mang thai không thuộc nhóm “vỡ kế hoạch” thì trước khi mang thai, phụ nữ cần phải chuẩn bị không chỉ về tài chính mà còn cả về thể chất và tâm lý để sẵn sàng cho việc trở thành mẹ.

Bạn đang đọc: Những việc cần thực hiện trước khi mang thai

Dưới đây là một số gợi ý cho tất cả các vấn đề này.

Chuẩn bị sức khỏe để mang thai

Sức khỏe khi mang thai là một điều cực kỳ quan trọng. Điều đó không có nghĩa là bạn phải khỏe mạnh vượt trội, mà đơn giản chỉ là khỏe mạnh mà thôi.

Các bước cơ bản để thực hiện việc này là xem lại chế độ ăn uống của bạn để xem bạn đang có chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý hay chưa. Sau đó xem xét việc bạn có nghiện cà phê, nghiện rượu hay nghiện thuốc lá hoặc nghiện bất cứ chất gây nghiện nào hay không? Nếu câu trả lời là có, bạn nên thay đổi chúng vì đó là những thói quen không tốt cho thai nhi.

Cuối cùng thử trả lời câu hỏi về mức độ vận động, tập thể dục của mình. Nếu bạn ghét các hoạt động thể thao dù là nhẹ nhàng nhất thì đây là lúc bạn nên bắt đầu tập đi bộ rồi. Thể dục thể thao luôn là cách tốt để giúp máu huyết lưu thông, tăng độ đàn hồi của cơ bắp, tăng sức khỏe cho tim phổi và giữ cho tinh thần phấn chấn.

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng quan trọng trong khi mẹ mang thai. Vì vậy làm quen với chúng từ khi còn chưa có em bé là việc nên làm.

Không chỉ là bà mẹ, mà các ông bố cũng cần phải xem xét về mặt sức khỏe. Để thụ thai thành công, chất lượng tinh trùng đóng góp đến 50% công sức.

Chế độ ăn uống khi chuẩn bị mang thai

Những việc cần thực hiện trước khi mang thai

Trước khi mang thai, người mẹ cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý.

Để có sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng của bạn cũng cần phải tốt. Ăn uống khoa học, hợp lý, đầy đủ và tránh xa những thực phẩm không tốt là bí quyết chung cho mọi người mẹ trước lúc mang thai.

Axit folic sẽ là chất mà mẹ phải bổ sung trước khi mang thai 3 tháng nhằm ngăn ngừa các dị tật liên quan đến ống thần kinh cho thai nhi. Dưỡng chất này có trong một số loại rau và ngũ cốc. Chúng quan trọng đến nổi mà mẹ bầu cần phải tiếp tục bổ sung chúng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Còn các ông bố thì cũng cần bổ sung kẽm và selen ít nhất 3 tháng trước khi thụ tinh. Vì đây là hợp chất giúp cho tinh trùng phát triển. Trong khi thời gian để tinh trùng hoàn thiện thường mất 75 ngày.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Thông thường chúng ta có thói quen đến khi đổ bệnh mới đi khám. Nhưng nếu bạn muốn sinh con, hãy đi khám sức khỏe tổng quát dù cảm thấy bản thân không có bệnh tật gì.

Cuộc kiểm tra sẽ giúp bạn hoàn toàn khẳng định một cách có cơ sở về sự ổn định của cơ thể hoặc nó sẽ giúp bạn phát hiện ra một số nguy cơ tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Dù thế nào thì cũng tốt, nên đừng do dự khi làm điều này.

Liệt kê chi tiết tình trạng sức khỏe

Tìm hiểu thêm: Làm sao để dễ thụ thai – Vợ chồng bạn đừng bỏ qua 5 tư thế quan hệ này

Những việc cần thực hiện trước khi mang thai

Khám sức khỏe định kỳ giúp mẹ nắm rõ tiểu sử bệnh án của mình trước khi mang thai.

Bạn cần liệt kê tất cả tình trạng bệnh tật của mình đã trải qua như những căn bệnh hồi nhỏ (sởi, quai bị…), các mũi tiêm phòng ( phòng lao, phòng uốn ván..), một số căn bệnh lạ mà bạn đã từng bị… Danh sách liệt kê này còn bao gồm cả các bệnh phụ khoa, bệnh tình dục, bệnh mãn tính hay các cuộc phẫu thuật không chie của bạn mà còn của bố của đứa trẻ.

Thêm vào đó, lịch sử các dạng bệnh trong gia đình, dòng tộc hay mắc phải như bệnh di truyền hay truyền thống sinh đôi, sinh ba, ung thư… cũng cần được nắm rõ.

Tình trạng mang thai trước đó của bạn như bạn có từng bị sẩy thai không? Bạn có từng phá thai không? Những người thân trong gia đình bạn khi mang thai thường mắc những bệnh nào?

Tất cả những thông tin đó sẽ là cơ sở để bác sĩ có thể chăm sóc cho bạn tốt nhất, không chỉ là giai đoạn chuẩn bị thụ thai mà còn cả trong khi mang thai và sinh con. Bạn đừng lo sẽ làm việc này vô ích, các bác sĩ nhất định sẽ hỏi bạn về chúng. Vậy thay vì đợi nước đến chân mới nhảy bạn lại không tự chuẩn bị trước để chủ động hơn?

Tư vấn về gen di truyền

Các bệnh duy truyền về gen có khả năng truyền lại nhiều thế hệ trong gia đình, hoặc truyền cách thế hệ. Lịch sử di truyền bệnh tật sẽ cho bạn đoán biết được nguy cơ con bạn sau này có khả năng bị mắc phải những bệnh gì. Một số bệnh di truyền phổ biến như máu không đông, thiếu máu, xơ nang, thiếu hồng cầu, hở hàm ếch….Trong đó, di truyền về rối loạn nhiễm sắt thể có thể gây ra hội chứng down.

Khám sức khỏe tiền thai sản

Đây là việc khám riêng biệt tập trung vào việc mang thai và sinh con của bạn. Việc khám cơ bản gồm đo nhịp tim, huyết áp, kiểm tra vú và xét nghiệm pap (nếu cần).

Bác sĩ có thể sẽ chích ngừa Rubella cho bạn nếu thấy cần sau khi xét nghiệm nước tiểu và máu để xác định mức độ kháng thể. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn nên làm gì để phòng tránh các bệnh tiền sản giật cũng như tư vấn cho bạn cách tốt nhất để bạn có thể mang thai

Hơn nữa, nếu bạn chia sẻ kế hoạch chăm sóc thai nhi với bác sĩ và nhờ tư vấn, bạn có thể được bác sĩ giới thiệu đến một bác sĩ sản khoa phù hợp nhất với mình.

Lên kế hoạch tài chính cho một “gia đình”

Những việc cần thực hiện trước khi mang thai

>>>>>Xem thêm: Ốm nghén tháng thứ 2 diễn ra nơi mẹ bầu như thế nào?

Lên kế hoạch tài chính là điều không nên bỏ qua trong kế hoạch mang thai của bạn.

Thêm một thành viên nghĩa là mức chi phí sẽ tăng lên. Trẻ có thể không ăn quá nhiều nhưng bạn hãy nghĩ đến giá sữa, số lượng tã cho bé và cả việc người mẹ phải hoàn toàn ở nhà để chăm sóc cho con ít nhất là 6 tháng đầu tiên. Sau đó sẽ là khoản tiền cần thiết để cho trẻ đến nhà trẻ nếu mẹ đi làm trở lại.

Thường thì trước khi quyết định có thai và sinh con, các gia đình luôn dự trù một khoản chi phí để trang trải từ viện phí sinh nở đến nuôi con trong một thời gian tương đối sau đó.

Sắp xếp công việc cho việc mang thai và nuôi con nhỏ

Công việc luôn là một phần quan trọng, việc sinh con có thể gây ra những xáo trộn lớn đối với công việc của người mẹ. Vì vậy hãy nghĩ đến chúng ngay khi bạn muốn mang thai để xem liệu bạn có thể sắp xếp chúng như thế nào.

Xác lập vai trò

Khi một đứa trẻ ra đời dĩ nhiên phụ nữ sẽ trở thành mẹ còn đàn ông thì trở thành bố. Nhưng đó không phải là vai trò duy nhất cần được xác lập. Bạn nên chia sẻ mong muốn được hỗ trợ như thế nào đối với chồng của mình. Ví dụ như phụ trách về việc nhà hay chuyện chăm sóc con nhỏ…Điều này là cần thiết để đảm bảo “sóng gió” sẽ không ghé thăm và làm mọi thứ rối tung lên trong nhà vì những việc nếu nói ra từ đầu thì mọi thứ đều ổn cả.

Bảo hiểm y tế đã đủ chưa?

Dĩ nhiên là chưa đủ. Một khoản phí để phòng hờ chi phí sinh nở đắt đỏ hay các phát sinh ngoài ý muốn khác bao giờ cũng cần thiết.

Hơn nữa, nếu bác sĩ đã dự sinh cho bạn và bạn muốn được bồi thường nếu chuẩn đoán này không chính xác thì yêu cầu này cũng bao gồm trong phần chi phí.

Và giờ, sau tất cả những điều trên, nếu bạn đã chuẩn bị đâu vào đấy thì giờ bạn đã thực sự sẵn sàng để thụ thai.

Blogtretho.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *