Những sách kể chuyện cho thai nhi hay mẹ bầu nên tìm đọc

Rate this post

Sách kể chuyện cho thai nhi là một trong những loại sách mà các bố mẹ nên tìm để đọc cho bé nghe. Nhằm giúp bé phát triển trí não và tạo ra những khoảnh khắc trải nghiệm thú vị cùng con yêu, khi còn trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, việc kể chuyện cho thai nhi nghe mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho mẹ mà còn giúp bé phát triển và hình thành nhân cách của trẻ sau này. 

Bạn đang đọc: Những sách kể chuyện cho thai nhi hay mẹ bầu nên tìm đọc

Những sách kể chuyện cho thai nhi hay mẹ bầu nên tìm đọc

1. Tác dụng tuyệt vời khi mẹ kể chuyện cho thai nhi nghe

Khoa học đã chứng minh rằng đọc sách trong thai kỳ không chỉ giúp bà bầu thư giãn, giải trí mà còn giúp não bộ bé phát triển, tác dụng tích cực đến khả năng tư duy của bé về sau. Thời điểm thích hợp nhất để mẹ đọc sách kể chuyện cho thai nhi nghe là khoảng tuần thai thứ 23 của thai kỳ. Khi đó thai nhi có thể nghe thấy âm thanh từ giọng nói thân quen của mẹ một cách rõ ràng, nhịp tim của bé sẽ chậm dần và yên lặng thưởng thức mỗi khi mẹ đọc truyện.

Vì thế, mẹ nên duy trì đọc sách kể chuyện cho thai nhi nghe và cố gắng truyền tải cảm xúc của câu chuyện để bé có cơ hội trải nghiệm cuộc sống thú vị từ lời kể thân thương của mẹ nhé!

Những sách kể chuyện cho thai nhi hay mẹ bầu nên tìm đọc

2. Sách kể chuyện cho thai nhi mẹ bầu nên tìm đọc

2.1 Sách kể chuyện cổ tích cho thai nhi

Nhà bác học Anbert Einstein đã từng có câu nói nổi tiếng: ″Nếu muốn trẻ con thông minh, hãy đọc cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích”. Chính vì vậy, mẹ có thể đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích từ khi mang thai cho đến khi bé được vài tuổi. Vì truyện cổ tích sẽ là cánh cổng đầy phép màu mở ra những thế giới mới lạ và diệu kỳ, kích thích trí tưởng tượng của trẻ và giúp trẻ sớm rèn luyện cảm xúc, sống tích cực hơn.

Mẹ bầu hãy lựa chọn những câu chuyện cổ tích có giá trị nhân văn sâu sắc, giàu ngôn từ và hình ảnh để bé cảm nhận được sự phong phú, hấp dẫn, sẽ là cách cho bé làm quen với ngôn ngữ, học được sự logic và tăng khả năng giao tiếp khi lớn lên.

Tìm hiểu thêm: Nhật ký giữ con của một bà mẹ mang thai ở tuổi 40

Những sách kể chuyện cho thai nhi hay mẹ bầu nên tìm đọc

Bạn có thể chọn sách kể chuyện cho thai nhi là những câu truyện cổ tích như: sự tích cây khế, công chúa ngủ trong rừng, chú thỏ tinh khôn, sự tích cây khoai lang…

2.2. Truyện ngụ ngôn cho thai nhi

Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện kể dân gian dùng phép ẩn dụ loài vật, đồ vật, cây cối… để phê phán thói hư tật xấu của con người và đưa ra những bài học đạo lý đúng đắn. Tuy ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc nhưng truyện có lời văn ngắn gọn, dí dỏm, dễ hiểu sẽ khiến mẹ và bé cảm thấy vui vẻ và thoải mái.

Những sách kể chuyện cho thai nhi hay mẹ bầu nên tìm đọc

Những bài học rút ra trong mỗi câu truyện cũng chính là cách để các mẹ dạy con lớn lên ngoan ngoãn, hiếu thảo và là người có ích cho xã hội… Những câu chuyện ngụ ngôn mẹ có thể dễ dàng tìm thấy trong sách kể chuyện cho bé như: thỏ và rùa, ếch ngồi đáy giếng, đẽo cày giữa đường, thầy bói xem voi…

2.3. Những bài thơ, ca dao hay cho thai nhi

Những bài thơ, ca dao, đồng dao cũng được đưa vào các loại sách kể chuyện cho thai nhi giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ và khả năng học hỏi. Mẹ bầu nên đọc cho con nghe những câu thơ vui nhộn, các bài ca dao, vè với giai điệu nhịp nhàng, hài hước sẽ là giúp bé phát triển ngôn ngữ rất tốt. 

Những sách kể chuyện cho thai nhi hay mẹ bầu nên tìm đọc

>>>>>Xem thêm: Các dấu hiệu mang thai con gái theo kinh nghiệm dân gian

Mẹ bầu có thể mua những tập thơ ngắn với chủ đề về thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, tình mẫu tử… đọc cho bé nghe trong thai kỳ nhé!

Đọc sách kể chuyện cho thai nhi nghe là một trong những cách giúp mẹ giao tiếp với con và tạo thành sợi dây vô hình gắn kết mẹ con ngay từ thuở ban đầu. Khi nghe mẹ kể chuyện, bé sẽ cảm nhận được thế giới trong câu chuyện mẹ kể qua giọng kể ngọt ngào, thân quen, từ đó sẽ phát triển não bộ và khả năng ngôn ngữ của bé.

Ánh Ngọc tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *