Hàng năm, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung (HPV) ngày càng tăng cao, và không phải ai cũng biết sự nguy hiểm của HPV để có cách phòng ngừa một cách tốt nhất.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết khi tiêm phòng HPV
Những kiến thức dưới đây rất hữu ích cho phụ nữ trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe sinh sản cũng như thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.
1. Vì sao phải tiêm phòng vắc-xin HPV?
HPV hầu hết chỉ xuất hiện ở những phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, việc tiêm phòng HPV để phòng ngừa lây nhiễm, đặc biệt là căn bệnh ung thư cổ tử cung.
Vắc xin HPV là một trong hai loại vắc-xin có thể được dùng để ngăn ngừa HPV. Vắc xin này có thể dùng cho cả nam lẫn nữ. Nếu được tiêm trước khi tiếp xúc với virus có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở hầu hết phụ nữ. Ngoài ra, loại vắc xin này có thể ngăn ngừa ung thư âm đạo và âm hộ ở phụ nữ, mụn cơm sinh dục và ung thư hậu môn ở cả nam giới và nữ giới.
2. Độ tuổi nào tiêm phòng HPV hiệu quả nhất?
Thời điểm từ 10 – 12 tuổi là tốt nhất để tiêm phòng HPV ở các bé gái
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), độ tuổi miễn dịch mạnh nhất để tiêm vắc-xin phòng bệnh chỉ nên áp dụng với các bé gái từ 10 – 12 tuổi, và đa số chưa tiếp xúc với virus HPV. Với những phụ nữ tuổi từ 20 đến 25 mà chưa kết hôn thì vẫn có thể tiêm ngừa, nhưng hiệu quả của vắc-xin sẽ giảm đi 1,5 lần. Với những phụ nữ trong độ tuổi tiêm phòng HPV hoặc trên độ tuổi tiêm phòng đã quan hệ tình dục thì cũng vẫn tiêm được nhưng hiệu quả sẽ giảm.
3. Số lượng mũi tiêm và thời gian tiêm HPV
Để đạt được lợi ích hoàn toàn của việc chủng ngừa HPV, cần hoàn thành 3 mũi tiêm chủng trước khi có quan hệ tình dục. Về thời gian tiêm, mũi tiêm HPV thứ hai nên sau mũi tiêm thứ nhất 1-2 tháng, và mũi tiêm thứ 3 nên là sáu tháng sau mũi tiêm thứ nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, ngay cả khi mọi người không tuân thủ đúng lịch tiêm này (tiêm liều thứ hai và thứ ba nhiều tháng sau đó) vaccine vẫn có hiệu quả.
4. Bao lâu sau khi tiêm HPV thì có thể mang thai?
Sau mũi tiêm cuối cùng, 3 tháng tới chị em mang thai là tốt nhất, tối thiểu cũng là 1 tháng. Tuy nhiên, nếu chẳng may bạn có bầu khi mới tiêm vắc xin ngừa, bạn cần theo dõi kỹ sự phát triển của thai nhi, đồng thời tuân thủ những chỉ dẫn khám bệnh của bác sĩ sản khoa. Bởi vắc-xin có thể có ảnh hưởng nhiều hoặc ít tới thai nhi và điều này chỉ có thể được xác định qua siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ các kết quả chính xác đó, bác sĩ mới có thể phát hiện những rủi ro ngoài mong muốn với em bé và kết luận bạn có nên giữ lại em bé hay không.
Tìm hiểu thêm: Độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất các cặp đôi nên tận dụng
>>>>>Xem thêm: Quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không, bạn cần lưu ý gì?
Thời gian tốt nhất để mang thai là 3 tháng sau mũi tiêm HPV cuối cùng.
5. Những trường hợp chống chỉ định tiêm chủng HPV
Những trường hợp sau không nên tiêm HPV:
– Đang mắc các bệnh cấp tính nặng.
– Đang mang thai hoặc dự trù sẽ có thai trong vòng 6 tháng sắp tới.
– Phụ nữ có tiền căn quá nhạy cảm với nấm men hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc chủng.
– Phụ nữ đã tiêm 1 liều thuốc chủng nhưng lỡ mang thai thì không nên tiêm mũi thứ 2. Sau sinh có thể tiếp tục tiêm những mũi còn lại. Tuy nhiên, phụ nữ cho con bú thì vẫn có thể tiêm chủng được.
6. Độ an toàn sau khi tiêm HPV
– Vắc xin chủng HPV sẽ có hiệu quả 100% đối với những nhóm phụ nữ chưa từng bị nhiễm HPV và chưa quan hệ tình dục. Thuốc chủng sẽ có hiệu quả tối đa trong việc ngăn ngừa được các tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung, âm hộ, âm đạo – cũng như phòng ngừa được các u nhú sinh dục khác (đối với thuốc chủng tứ giá).
– Về khả năng tạo kháng thể, đối với nhớm bé gái từ 9 – 15 tuổi: 99% trường hợp tạo được kháng thể với một nồng độ cao hơn gấp nhiều lần và kéo dài lâu hơn so với kháng thể tự nhiên.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)