Bạn chắc chắn mình đã sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ? Nếu vậy bạn đã bao giờ nghĩ đến những cơn thèm thuồng không tưởng và những ý muốn có phần mâu thuẫn mà chỉ những ai đã làm mẹ mới thực sự hiểu hết?
Bạn đang đọc: Những điều bạn nên thuộc nằm lòng khi chuẩn bị làm mẹ
1. Bỗng dưng căm ghét chồng
Khi phải trải qua cơn đau chuyển dạ, không ít phụ nữ thầm trách mắng chồng.
Trong nhật ký sinh đẻ của không ít người có ghi nhận rằng trong cơn đau đớn chuyển dạ, họ đã buông lời hoặc thầm trách mắng chồng. Mặc dù điều này chỉ là một trạng thái tâm lý mang tính tức thời nhưng đó là một trải nghiệm khó quên trong đời. Bạn có thể cảm thấy xấu hổ với chính mình vì lối hành xử có phần kỳ quặc này nhưng nó rất đáng được cảm thông bởi những đau đớn mà bạn đã trải qua phải không?
2. Thèm ngủ
Thèm ngủ trở thành “căn bệnh” chung của những người có con nhỏ.
Khi còn là cô nàng độc thân vui tính, bạn muốn ngủ lúc nào cũng được. Thậm chí, bạn có thể vươn thẳng tay, xải thẳng chân mà không phải lo ngại có ai đó giành chiếc giường ngủ của mình. Nhưng khi đã có con, bạn sẽ phải mất ngủ triền miên hoặc ngủ chập chờn chỉ để canh cho con có được một giấc no tròn. Chưa kể, những lúc bé ốm đau, mỗi tối bạn có thể thức trắng đêm để chăm sóc. Rồi những khi trời trở lạnh bạn phải giật mình dậy để kéo tấm chăn đắp lại cho con… Những lo toan mang tính bản năng ấy của một người mẹ vì vậy cũng làm đôi mắt bạn xuất hiện thêm nhiều quầng thâm và cơ thể trở nên thiếu sức sống. Vậy nhưng, bạn cũng đừng quá sợ hãi vì mọi thứ sẽ trở lại guồng quay bình thường khi mỗi đứa trẻ đã qua giai đoạn “quấy phá” đầu đời.
3. Mong một ngày được trốn con
Trốn con và thỏa thích làm điều mình muốn không phải là điều khiến bạn phải xấu hổ với chính mình.
Hầu hết quỹ thời gian của bạn sẽ dành cho con khi bé đã chào đời. Điều này khiến chồng bạn lắm lúc cũng cảm thấy chạnh lòng đôi chút. Riêng bạn, một lúc nào đó lại cảm thấy thèm thuồng một không gian cho riêng mình sau những chuỗi ngày dài bên con.
Không gian này cần thiết với bạn đến nỗi chẳng cần phải là một chốn xa xôi nào đó mà chỉ cần đó là nơi không có sự hiện diện của con. Nghe có vẻ rất mâu thuẫn với những háo hức chỉ vừa mới đây khi bạn và chồng chờ đợi thiên thần bé bỏng chào đời. Nhưng đấy là sự thật. Và niềm ao ước được trốn con cũng là một giải tỏa tâm lý rất chính đáng cho bạn. Vì thế, nếu có ai đó giúp bạn trông nom bé, đừng cảm thấy áy náy với con mà hãy sẵn sàng tận hưởng khoảng trời riêng của mình.
4. Cảm thấy được đi làm còn sung sướng hơn ở nhà chăm con
Tìm hiểu thêm: 6 dấu hiệu có thai sớm nhất chị em có thể cảm nhận nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn
Khoảng thời gian ở nhà chăm con có thể đưa bạn đến cơn khủng hoảng thực sự.
Sau khi sinh, bạn sẽ phải ở nhà một thời gian dài để chăm sóc con trước khi trở lại với công việc ngoài xã hội. Và khoảng thời gian này có thể đưa bạn đến cơn khủng hoảng thực sự. Nếu không biết cách điều phối công việc và cảm xúc của chính mình, việc xa vào trạng thái trầm cảm là điều hoàn toàn có thể.
Chính những áp lực phải trải qua từ việc chăm sóc con khiến bạn có suy nghĩ rằng sự trở lại với công việc có lẽ là một sự giải thoát dù rằng trước đây khi đi làm bạn luôn mong đến kỳ nghỉ dài. Ý nghĩ này có thể biến bạn trở thành một người mẹ thoái lui, nhưng đừng sợ hãi. Đó chỉ là một dấu hiệu cho biết bạn cần tìm cho mình một không gian riêng.
5. Tính tình trở nên nóng nảy
Sau khi làm mẹ, bạn trở nên nóng tính hẳn.
Chăm sóc con cái chưa bao giờ là công việc nhẹ nhàng. Nó có thể khiến bạn đi từ cơn bực tức này sang cơn giận khác nhất là khi bạn chẳng nhận được nhiều sự chia sẻ từ người chồng. Vì thế, không khó hiểu khi bạn cũng dần trở nên nóng nảy, nói nhiều và hay quát mắng. Ai đó có thể phản ánh với bạn vì sự thay đổi có phần tiêu cực này. Nhưng bạn cũng đừng vì vậy mà vội trách cứ bản thân bởi đó không hẳn là một lời chỉ trích. Hãy thử một lần can đảm giao những đứa con cho chồng và làm bất cứ việc gì bạn muốn. Chỉ sau một ngày, mọi thứ trong bạn sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
6. Trở thành “nữ siêu n hân”
Khi làm mẹ, bạn cũng trở thành “nữ siêu nhân”.
Bạn nghĩ mình vụng về, yếu đuối và không thể làm được những chuyện lớn? Vậy nhưng khi đã trở thành mẹ, không gì là bạn không thể làm được kể cả phải đứng trước bọn đầu gấu để bảo vệ con gái mình. Và như vậy, những chuyện nhỏ như thay tã, giặt bỉm dơ, vật lộn với những bữa ăn khó khăn của con hay thức trắng đêm để chăm con bệnh… tất cả đều trở nên vặt vãnh.
7. Coi chồng là con
>>>>>Xem thêm: Ăn gì tốt cho sức khỏe sinh sản nam giới nhất định bạn nên biết
Sau khi có con, các cô vợ bỗng biến họ trở thành những đứa con của mình.
Khá nhiều đức ông chồng than thở rằng sau khi có con, các cô vợ bỗng biến họ trở thành những đứa con của mình. Bằng chứng là mỗi ngày họ đều phải nghe những lời mắng chửi, những sai khiến và quở trách từ người vợ của mình. Và điều này khiến họ đều thấy mình trở thành những đứa trẻ hư của các cô vợ. Liệu “cáo buộc” này có thực sự oan ức lắm không? Rất tiếc là không! Điều đáng buồn hơn nữa là không phải ông chồng nào cũng “cam chịu số phận” và cho qua mà họ sẵn sàng “vùng dậy” bằng cách đòi ly hôn. Vì thế, để mọi chuyện không đi quá xa, các cô vợ hãy kịp thời nhận ra sự thay đổi này ở mình trước khi quá muộn nhé!
Mặc dù những trải nghiệm trên đây nghe có vẻ rất đáng sợ với bạn nhưng đằng sau ấy là tất cả những giá trị rất đáng trân quý mà chỉ khi đã trở thành những người mẹ bạn mới thực sự nghiệm ra để đón lấy ý nghĩa của cuộc sống này. Vì thế, được làm mẹ là một đặc ân mà bạn nên đón nhận với tất cả niềm biết ơn.
Blogtretho.edu.vn