Khi bước vào phòng sinh thai phụ sẽ phải làm khá nhiều “thủ tục” trước khi bước lên bàn sinh.
Bạn đang đọc: Những điều bà bầu nào cũng phải làm trước khi lên bàn sinh
Để không quá bỡ ngỡ, nhất là với những mẹ mới đi sinh lần đầu, dưới đây là những “thủ tục” cơ bản mẹ sẽ phải trải qua khi đi sinh.
Thay váy “chuyên dụng”
Mẹ sẽ không cần phải chuẩn bị quần áo gì nhiều khi đi sinh. Vì ngay khi vừa làm thủ tục nhập viện xong mẹ sẽ được phát ngay: giấy vệ sinh, bỉm cho mẹ bầu, quần lót giấy, dép và váy dành riêng cho sản phụ. Trong suốt thời gian chờ sinh và sinh mẹ bầu chỉ được mặc loại váy “chuyên dụng” này mà không được mặc bất kỳ trang phục nào khác.
Mẹ không cần chuẩn bị quần áo gì khi đi sinh.
Còn tất cả các vật dụng khác như quần áo, giày dép vừa thay ra, điện thoại, đồ trang sức… đều được đóng bịch và giao cho người nhà giữ.
Làm sạch vùng kín
Để việc sinh nở thuận lợi hơn, thai phụ sẽ được hỗ trợ làm sạch vi ô lông vùng kín. Điều này nhằm giúp cho bác sĩ không bị cản trở tầm nhìn khi đỡ đẻ cho mẹ bầu.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là thủ tục cần thiết để mẹ, bé và cả ê kip đỡ đẻ an toàn không bị lây nhiễm các bệnh thông qua đường máu, nếu có. Thường nếu mẹ đã xét nghiệm trước khi sinh khoảng 1 tháng thì thủ tục này sẽ được bỏ qua. Nhưng nếu thời gian xét nghiệm trước đó lâu hơn, mẹ cần thực hiện xét nghiệm này.
“Tháo thụt”
Đây là bước để thai phụ làm sạch ruột trước khi sinh nhằm tránh các “tai nạn đỏ mặt” như muốn đi vệ sinh khi đang chuyển dạ. Lúc này các y bác sĩ sẽ bơm thuốc vào hậu môn để kích thích ruột hoạt động và tống hết chất thải ra ngoài.
Sau bước này nếu mẹ sinh mổ sẽ được chuyển vào phòng mổ, còn nếu mẹ sinh thường sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục dưới đây.
Khám độ mở của tử cung
Bước này khiến cho mẹ ngại vô cùng, nhất là đối với những mẹ bầu sinh con lần đầu. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ngón tay vào cửa mình của mẹ để đo độ mở của tử cung (bác sĩ có thể là nam các mẹ nhé). Nhiều mẹ bầu sợ hãi và không thoải mái nên có thể gồng người khi bác sĩ thực hiện thao tác này. Tuy nhiên điều này gây ra khó khăn cho bác sĩ chẩn khám, khiến mẹ bầu có thể cảm thấy đau đớn đấy. Với những mẹ bầu mở cửa mình chậm, việc khám này có thể lặp đi lặp lại rất nhiều lần.
Tìm hiểu thêm: Top 8 loại que thử thai thông dụng trên thị trường cho kết quả chính xác nhất
Khi độ mở tử cung thích hợp mẹ sẽ được chuyển lên bàn sinh.
Đo cử động thai
Đo cử động thai nhằm theo dõi tình hình của bé để xác định bé có đủ khỏe mạnh và kiểm soát các biến chứng. Thai phụ sẽ được gắn các máy và dụng cụ đo thai, tim thai, cử động thai… lằng nhằng trên bụng khi các cơn gò liên tục xuất hiện. Điều này không dễ chịu chút nào nhưng mẹ hãy cố gắng.
Bấm ối
Ối thường sẽ tự vỡ khi mẹ bầu chuyển dạ. Tuy vậy, nếu quá trình chuyển dạ kéo quá dài và mẹ bầu vẫn chưa vỡ ối bác sĩ sẽ tiến hành bấm ối để kích thích sự chuyển dạ nhanh hơn.
Chuẩn bị rặn đẻ
Khi cổ tử cung đã mở được 4cm thai phụ sẽ được chuyển vào phòng sinh. Lúc này bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách hít thở đều đặn, cách rặn đẻ phù hợp. Khi cổ tử cung của mẹ mở được 10cm mẹ cần tập trung rặn để để đưa bé ra ngoài. Cơn đau đẻ sẽ không dễ dàng nhưng mẹ hãy cố gắng chịu đau, tránh la hét mất sức và tốt nhất là làm theo những hướng dẫn của bác sĩ.
Nghỉ ngơi
Sau khi sinh hoặc ca mổ thành công mẹ sẽ được chuyển qua phòng nghỉ ngơi để theo dõi. Lúc này nếu mẹ khỏe có thể cho bé bú sớm để kích thích tuyến sữa hoạt động.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu nên uống nước dừa khi nào thì tốt cho sức khỏe nhất?
Nếu bé và mẹ đều khỏe thì sẽ xuất viện sớm.
Với mẹ sinh thường sau khoảng 5 giờ nằm nghỉ ngơi theo dõi nếu sức khỏe ổn định mẹ có thể về phòng riêng và xuất viện. Còn mẹ sinh mổ cần nằm lại khoảng 3-5 ngày để theo dõi.
Sau khi về nhà các mẹ đều cần phải tránh vận động mạnh, ưu tiên nghỉ ngơi, ăn uống đúng cách, hạn chế đi lại … để cơ thể mau chóng phục hồi nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)