Những bệnh về mắt của trẻ em luôn được các ông bố bà mẹ quan tâm rất nhiều, vì đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn. Một đôi mắt khỏe mạnh sẽ giúp trẻ thuận lợi trong sinh hoạt và học tập hằng ngày. Khi mắc bệnh về mắt – ngay từ khi sinh ra hay trong quá trình phát triển – trẻ đều gặp phải những khó khăn nhất định. Hãy cùng tìm hiểu một số bệnh nguy hiểm về mắt thường gặp ở trẻ nhỏ dưới đây để biết cách bảo vệ đôi mắt cho con yêu nhé.
Bạn đang đọc: Những bệnh về mắt ở trẻ em nguy hiểm mẹ nên biết
Contents
1. Đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em
Đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em là một trong những bệnh về mắt ở trẻ em nguy hiểm. Nếu không được phát hiện để điều trị sớm, thì sau này lớn lên, thị lực của trẻ vẫn rất kém do nhìn mờ, không thể tập nhìn, hoặc mất phản xạ nhìn trong những năm đầu đời.
Nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ em là do trong quá trình mang thai, người mẹ bị nhiễm virus. Ở trẻ nhỏ mắc đục thủy tinh thể, có thể nhận thấy mắt trẻ có ánh hồng, khi dùng đèn soi vào trong mắt xuất hiện ánh trắng. Còn đối với trẻ lớn hơn, thì biểu hiện rõ ràng nhất là con ngươi của trẻ dần trở nên trắng đục, trẻ nheo mắt, nhìn kém,…
Để được phát hiện sớm căn bệnh nguy hiểm này, sau khi sinh, cha mẹ cần cho trẻ đến các bác sĩ để kiểm tra mắt, và đưa ra hướng can thiệp, phác đồ điều trị kịp thời nếu trẻ mắc bệnh.
2. Trẻ bị ung thư võng mạc
Ung thư võng mạc ở trẻ em cũng là một bệnh mắt ác tính. Nguyên nhân gây bệnh ung thư võng mạc ở trẻ em là do bất thường nhiễm sắc thể số 13 – có nhiệm vụ kiểm soát sự phân chia tế bào võng mạc. Biểu hiện thường thấy của trẻ mắc bệnh ung thư võng mạc là có đồng tử trắng, mắt lác, có đau đỏ, nhìn kém, màu sắc lòng đen của hai mắt khác nhau,…
Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, nguy cơ tử vong của bệnh sẽ giảm đáng kể, mặc dù đây là bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Dấu hiệu đồng tử mắt trắng của ung thư võng mạc rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau mắt trắng ở trẻ , do đó, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ càng ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường này ở con.
3. Sụp mi bẩm sinh ở trẻ
Sụp mi mắt ở trẻ em là một bệnh lý về mi mắt thường gặp ở trẻ, trẻ có thể bị một bên mắt hoặc hai bên mắt. Sụp mí mắt ở trẻ em là tình trạng mí mắt của trẻ che phủ một phần, hoặc che phủ hoàn toàn con ngươi, gây cho trẻ khó khăn trong việc nhìn, dễ gây ra nhược thị. Do đó, trẻ cần được phẫu thuật nâng cơ mi mắt, và phải theo dõi định kỳ sau khi đã phẫu thuật thành công.
4. Bệnh glôcôm bẩm sinh ở trẻ
Tìm hiểu thêm: Ăn gì để phát triển chiều cao cho bé với các thức ăn từ hải sản?
Bệnh glôcôm ở trẻ em rất nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng không thể hồi phục được như mờ mắt, mù lòa. Glôcôm bẩm sinh, hay còn gọi là bệnh cườm nước, thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn so với bé gái với tỉ lệ 4/1. Các dấu hiệu cha mẹ có thể nhận thấy ở bệnh glôcôm ở trẻ em là: mắt trẻ không trong suốt, sợ sáng, nheo mắt khi đi nắng, chảy nước mắt,…Nếu cha mẹ thấy con có bất thường về mắt, cần phải đưa trẻ đi khám để điều trị sớm, ngăn ngừa mù lòa và giảm các biến chứng có thể xảy ra với trẻ.
5. Bệnh võng mạc trẻ đẻ non
Trong những bệnh về mắt ở trẻ em, thì bệnh võng mạc trẻ đẻ non chỉ có nguy cơ xảy ra ở trẻ sinh non thiếu tháng và nhẹ cân, dẫn đến sự phát triển bất thường do trẻ chưa hoàn thiện hệ thống mạch máu trong võng mạc. Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh là trẻ sinh dưới 33 tuần tuổi hoặc nặng dưới 2kg, trẻ bị ngạt khi sinh, nằm lồng ấp hay thở oxy cao áp kéo dài,…
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non nếu nhẹ có thể tự lành, nhưng nếu nặng cần phải điều trị kịp thời, nếu không, trẻ có thể mù vĩnh viễn hai mắt. Thông thường, đối với trẻ sinh non thiếu tháng, nhẹ cân hay đang trong chế độ chăm sóc đặc biệt như thở oxy cao áp, nằm lồng ấp, ngạt khi sinh,…thì đều được các bác sĩ chỉ định phải kiểm tra mắt sau 4 tuần sinh, để có thể phát hiện bệnh võng mạc trẻ đẻ non. Từ đó, có những cách xử lý, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm khi trẻ trưởng thành.
6. Bệnh lác mắt ở trẻ em
Lác là một bệnh rất thường gặp trong những bệnh về mắt ở trẻ em. Theo thống kê, cứ 100 trẻ sinh ra có khoảng 4 trẻ mắc bệnh lác mắt. Bệnh lác mắt không những khiến trẻ gặp vấn đề về thẩm mĩ ngoại hình, mà còn gây khó khăn trong vấn đề nhìn của trẻ, do hai mắt có hai hướng nhìn khác nhau, và hai điểm ảnh cũng khác nhau. Do đó, lâu dần, não sẽ xóa bỏ hình ảnh của mắt lác ức chế khiến trẻ không thể nhìn được bằng mắt này.
Ngoài ra, bệnh lác mắt ở trẻ còn khiến trẻ bị nhược thị, không có khả năng nhìn đồng thời bằng hai mắt. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu lác từ khoảng một tháng tuổi trở lên, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, vì việc phát hiện và xử lý càng sớm thì càng gia tăng kết quả hồi phục mắt tích cực, và rút ngắn được thời gian, tránh ảnh hưởng đến mắt của trẻ sau này.
7. Bệnh nhược thị ở trẻ
Bệnh nhược thị ở trẻ em là tình trạng mắt nhìn kém ở một bên mắt hay hai bên mắt. Nguyên nhân có thể do tình trạng lé mắt, tật khúc xạ, hoặc các bệnh lý về mắt gây nên. Bệnh nhược thị ở trẻ em có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách.
>>>>>Xem thêm: Bắn mắt cận thị bao nhiêu tiền và ở đâu uy tín?
Cha mẹ cần cho con đi khám mắt định kỳ để kiểm tra sức khỏe đôi mắt trẻ, phát hiện sớm các bệnh lý về mắt nếu có, đặc biệt là tình trạng nhược thị, để có phương hướng đúng đắn giúp trẻ có đôi mắt sáng khỏe.
8. Một số tật khúc xạ ở trẻ em
Có rất nhiều tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em như cận thị, viễn thị, loạn thị, và chênh lệch khúc xạ giữa 2 bên mắt. Những biểu hiện có thể dễ dàng nhận thấy được ở trẻ là thường hay nheo mắt để nhìn, nhức mắt, mắt nhìn không rõ, hoa mắt,…
Mặc dù không gây nguy hiểm như các bệnh về mắt ở trẻ, nhưng tật khúc xạ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập, cuộc sống, các hoạt động thể chất,…Trẻ độ tuổi đi học dễ mắc tật cận thị , do đó, phải tập cho con có tư thế ngồi học đúng, không gian, ánh sáng đầy đủ và đảm bảo để trẻ học tập. Bên cạnh đó ,cần tăng cường bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm tốt cho đôi mắt , trường hợp nặng hơn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt.
Trên đây là những bệnh về mắt ở trẻ em nguy hiểm mà quý phụ huynh cần nắm rõ các biểu hiện cơ bản, để có thể phát hiện và điều trị kịp thời nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường ở con. Trong đó, mặc dù ít nguy hiểm hơn nhưng xuất hiện phổ biến hơn, nên các tật khúc xạ ở trẻ – như cận, viễn, loạn – cần được can thiệp kịp thời, không gây gián đoạn việc học, cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của trẻ.
Trần Trần tổng hợp