Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai: Bà bầu chớ nên xem nhẹ!

Rate this post

Các biến chứng thai kỳ sẽ tăng cao khi mẹ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Chính vì vậy, mẹ bầu đừng bao giờ xem nhẹ vấn đề này nhé!

Bạn đang đọc: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai: Bà bầu chớ nên xem nhẹ!

Tìm hiểu thêm: Khám phá 3 cột mốc vàng trong quá trình phát triển não bộ thai nhi

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai: Bà bầu chớ nên xem nhẹ!

>>>>>Xem thêm: Những điều bà bầu lưu ý nếu muốn sinh thường sau sinh mổ lần đầu

Có đến 10% bà mẹ sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) vào một số thời điểm nhất định trong thai kỳ

Theo tổ chức March of Dimes, có đến 10% bà mẹ sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) vào một số thời điểm nhất định trong thai kỳ. Nhưng đây là một bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh nếu mẹ phát hiện kịp thời. Một khi để các triệu chứng tiến triển (nhiều trường hợp không có dấu hiệu), dẫn đến nhiễm trùng tiểu, mẹ bầu và thai nhi có thể gặp nguy hiểm. Nếu không chữa trị, khoảng 25% ca nhiễm trùng tiểu không triệu chứng sẽ phát triển thành nhiễm trùng thận và đe dọa tính mạng của cả mẹ lẫn bé. Chính vì vậy, trong các lần khám thai, bác sĩ Sản-Phụ khoa đều yêu cầu thai phụ thử nước tiểu để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.

Nhiễm trùng tiểu là gì?

Hệ thống đường tiết niệu bao gồm: niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống này và nhân lên chúng sẽ gây nhiễm trùng. Hầu hết nhiễm trùng tiểu gây ra bệnh nhiễm trùng bàng quang. Bệnh này không nghiêm trọng nếu được điều trị ngay. Ngược lại, nếu không được điều trị, nhiễm trùng bàng quang có thể ảnh hưởng lan đến thận và gây ra nhiều biến chứng, bao gồm sinh non, sinh bé nhẹ cân và nhiễm trùng huyết.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu khi mang thai?

Dù mang thai hay không, quan hệ tình dục chính là con đường lây bệnh nhiễm trùng tiểu phổ biến nhất do vi khuẩn từ ruột và âm đạo có thể xâm nhập vào niệu đạo trong màn dạo đầu và khi giao hợp. Thậm chí quan hệ tình dục mạnh còn có thể gây viêm bàng quang, khiến vi khuẩn dễ dàng bám quanh khu vực này. Ngoài ra, nếu đi tiểu thường xuyên do đường tiết niệu có vấn đề hoặc các bệnh mãn tính như tiểu đường cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Mang thai không phải nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu. Cứ 1 trong 5 phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng tiểu trong suốt cuộc đời của mình. Tuy nhiên, những thay đổi sinh lý diễn ra trong thời gian mang thai có thể làm cho mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng. Đầu tiên, sự thay đổi nội tiết tố sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu (thường là Escherichia coli được biết đến như E. coli) phát triển mạnh. Progesterone gia tăng khiến cơ bắp quanh vùng bàng quang thả lỏng cũng là điều kiện cho phép vi khuẩn nhân lên và xâm nhập vào bàng quang. Ngoài ra, tử cung lớn dần cũng có thể cản trở đến khả năng đào thải của bàng quang, khiến một lượng nước tiểu bị đọng lại và làm vi khuẩn phát triển.

Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu?

Một số thai phụ không có bất kỳ triệu chứng nào đặc biệt khi bị nhiễm trùng tiểu. Đây chính là tình trang nhiễm trùng tiểu không triệu chứng mà các bác sĩ thường nhắc đến. Do đó, nếu mẹ bầu chịu khó thăm khám thai thường xuyên, các bác sĩ sẽ tầm soát được nguy cơ thông qua việc xét nghiệm nước tiểu. Nếu có triệu chứng, mẹ bầu có thể gặp bất kỳ một hoặc là một chuỗi kết hợp các triệu chứng sau:

– Tiểu nhắt, tức thời gian giãn cách mỗi lần tiểu ngắn và đột ngột

– Đau hoặc rát mỗi khi đi tiểu

– Nghe mùi hôi hoặc nước tiểu đục

– Nước tiểu có máu

– Đau ở vùng xương mu

Điều trị khi mang thai bị nhiễm trùng tiểu

Nhiễm trùng tiểu có thể điều trị khỏi rất dễ dàng dù mẹ đang mang thai. Các bác sĩ Sản khoa sẽ biết đâu là thuốc kháng sinh phù hợp để kê cho bà bầu và trong số đó có rất nhiều lựa chọn an toàn cho cả thai nhi và thai phụ.

Phòng ngừa nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ

Không có cách nào để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, mẹ bầu cần chú ý:

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Lau từ trước ra sau sau khi đi tiêu, tiểu để ngăn chặn vi khuẩn lây lan từ trực tràng đến âm hộ

– Uống nhiều nước: Đi tiểu là một cách hiệu quả để bù trừ vi trùng từ bàng quang và niệu đạo. Do đó, mỗi ngày, hãy cố gắng uống đủ 2,5 lít nước

– Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục: Biện pháp này sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ vi khuẩn tấn công đường sinh dục.

Blogtretho.edu.vn

Nguồn: Ps

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *