Nếu mang thai lần đầu hẳn mẹ sẽ không có đủ kinh nghiệm để nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Một trong những cảnh báo có thể ảnh hưởng đến an nguy của cả mẹ lẫn bé đó là sinh non.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách hạn chế sinh non trong thai kỳ bà bầu nào cũng nên biết
Hãy tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách hạn chế sinh non để kịp thời ứng phó nếu chẳng may xảy ra mẹ nhé. Dưới đây là những thông tin tham khảo hữu ích cho mẹ.
Nguyên nhân gây sinh non
40% các ca sinh non không tìm được nguyên nhân. Nhưng trong 60% các ca sinh non có nguyên nhân thì thường nằm trong hai nhóm dưới đây:
– Nguyên nhân do thai: viêm màng ối, vỡ ối non, nhau thai suy dinh dưỡng, song thai, đa thai, đa ối, thai nhi dị dạng hoặc bị các bệnh lý bất thường về nhiễm sắc thể.
– Nguyên nhân do mẹ: mẹ có tiền sử sinh non; dị tật tử cung; mắc bệnh nội khoa như viêm cổ tử cung, bệnh tim mạch, cao huyết áp, thiếu máu; mẹ làm việc trong môi trường độc hại; mẹ quá trẻ hoặc quá cao tuổi; thể chất hoặc tâm lý yếu; mẹ hút thuốc, uống rượu hay quan hệ tình dục quá đà trong thai kỳ.
Như vậy, thai kỳ không chỉ chịu ảnh hưởng từ thể chất của mẹ và bé mà còn từ môi trường cũng như lối sống của mẹ nữa.
Các dấu hiệu sinh non thường gặp
Dưới đây là một số dấu hiệu sinh non thường gặp và dễ nhận biết, mẹ hãy ghi nhớ để nhận diện nếu có triệu chứng mẹ nhé:
– Đau bụng như đau bụng đến kinh: Nếu mẹ có cảm giác đau giống như ngày hành kinh, đặc biệt ở vùng bụng dưới thì rất có khả năng mẹ sắp sinh non, hãy nhập viện ngay.
– Lưng dưới đau âm ỉ: Cơn đau xuất hiện ở vùng lưng dưới thì dù với cường độ như thế nào, chỉ cần chúng kéo dài trong ngày là mẹ nên đến khám bác sĩ ngay.
– Tăng tiết dịch âm đạo: Bỗng nhiên âm đạo của mẹ liên tục ẩm ướt và có dịch nhầy hay dịch có lẫn huyết thấm ra cả quần thì đây đích thị là dấu hiệu sinh non. Mẹ hãy đến bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.
– Thai nhi có hiện tượng giảm hoạt động: Bằng cách quan sát và theo dõi con hàng ngày mẹ có thể nắm được “lịch” hoạt động của bé. Nhưng nếu mẹ thấy hoạt động của bé suy giảm và trong vòng 2 tiếng đồng hồ theo dõi nếu thấy é không có gần 10 lần chuyển động hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân bất thường.
Tìm hiểu thêm: 6 cách hay giúp bà bầu hết chứng ợ nóng, đầy hơi trong thai kỳ
– Xuất hiện các cơn co thắt: Các cơn co thắt ở dưới bụng kèm theo các cơn co chuột rút hay có máu ở âm đạo thì chắc chắn là mẹ đang chuyển dạ sinh dù chưa đến ngày.
– Bạn cảm thấy bị gia tăng áp lực lên khu vực xương chậu: Thai nhi tụt xuống sâu có thể gây áp lực lên xương chậu. Nếu áp lực quá nặng nề thì có khả năng thai nhi “đòi ra ngoài” sớm hơn ngày giờ thông thường đấy mẹ nhé.
– Vỡ ối: Nhiều mẹ bầu cứ tưởng mình bị tiểu són khi bị rỉ nước ối. Nhưng rỉ ối quá nhiều cũng là dấu hiệu cho thấy bé sinh non. Ngoài ra, mẹ bị vỡ ối với lượng nước ối tuôn ào ạt thì ngay lập tức nên đến bệnh viện để được hỗ trợ vì lúc này bé thực sự gặp nguy hiểm rồi đấy.
Hạn chế sinh non
Sinh non không phải là trường hợp hiếm và nếu được hỗ trợ xử lý tốt thì vẫn đảm bảo được cho mẹ và bé an toàn. Tuy nhiên thai nhi được phát triển đủ ngày, đủ tháng sẽ tốt hơn cho chính bé và mẹ.
Để hạn chế sinh non mẹ có thể áp dụng những cách điều sau:
>>>>>Xem thêm: 13 bí quyết giúp mẹ bầu xua tan những mệt mỏi trong thai kỳ
– Khám thai đúng theo lịch hẹn
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ, đặc biệt là vitamin B9 và axit folic;
– Nghỉ ngơi và giảm tải khối lượng công việc;
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi;
– Không dùng rượu, thuốc lá hay chất kích thích;
– Kiểm soát cân nặng hợp lý;
– Chọn đồ lót thoáng, thấm hút tốt và giữ vệ sinh vùng kín thật cẩn thận;
– Tập thể dục vừa phải;
– Sinh hoạt vợ chồng nhẹ nhàng, điều độ, nếu có cảnh báo sinh non nên tránh quan hệ trong các tháng cuối của thai kỳ để giảm nguy cơ co thắt tử cung…
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)