Nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị ở trẻ em xuất phát từ nhiều yếu tố như di truyền, môi trường,…Trẻ bị cận thị sẽ chịu nhiều thiệt thòi, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập so với trẻ bình thường. Do đó, nếu biết rõ các nguyên nhân gây cận thị ở trẻ, phụ huynh có thể tìm cách chữa trị và ngăn ngừa tật khúc xạ mắt này cho con một cách hiệu quả. Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết sau nhé.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị ở trẻ em là gì?
Contents
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị ở trẻ em là gì?
1.1. Do yếu tố di truyền
Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị ở trẻ em khá phổ biến. Nhiều trẻ bị cận sớm ngay từ trong giai đoạn 1-2 tuổi, mặc dù trong suốt quá trình lớn lên, các yếu tố môi trường cũng có tác động làm tăng độ cận thị.
Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu cả cha và mẹ đều bị cận thị thì tỉ lệ trẻ mắc cận thị là 33-60%. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị cận thị, thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh là 23-40%. Cận thị bẩm sinh di truyền có đặc trưng là trẻ bị cận rất sớm, độ cận cao và tăng rất nhanh kể cả khi trẻ đã ở độ tuổi trưởng thành.
1.2. Do cấu tạo mắt yếu
Ở một số trẻ em, củng mạc mắt yếu do cấu trúc đặc biệt của các sợi mô liên kết, do đó, không giữ được thành nhãn cầu ổn định. Ví dụ, do mi mắt của trẻ kém phát triển, không đủ khả năng điều tiết để làm cho mắt thích ứng với các cự ly khác nhau. Điều này khiến trẻ phải căng mắt, gắng sức thường xuyên để có thể nhìn rõ vật. Chính vì thế mà gia tăng nguy cơ mắc tật cận thị ở trẻ.
1.3. Do thói quen sinh hoạt
Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay. Môi trường sinh hoạt tốt sẽ giúp hình thành nên những thói quen lành mạnh, từ đó, trẻ có đủ điều kiện phát triển toàn diện. Ngược lại, những thói trong sinh hoạt xấu sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Chẳng hạn như:
- Trẻ đọc sách và học bài trong môi trường ánh sáng kém
- Không để mắt nghỉ ngơi sau khi đọc sách, xem ti vi lâu
Tìm hiểu thêm: Top 10 ô tô 2 chỗ ngồi giá rẻ chất lượng đáng mua
- Đọc sách, vẽ tranh, xem điện thoại ở cự li quá sát (dưới 30 cm)
- Nằm trên giường đọc sách, truyện, chơi điện thoại ở tư thế không phù hợp. Mắt thường phải tiếp xúc hình ảnh ở khoảng cách gần, lâu ngày dễ dẫn đến trẻ bị cận thị.
- Trẻ không ngủ đủ giấc, ngủ quá muộn,…
2. Cận thị ở trẻ em có những biểu hiện nào nhận biết được?
Trẻ bị cận thị sẽ có những biểu hiện như:
- Không nhìn rõ được vật ở xa trên 1 m.
- Trẻ thường xuyên bị mỏi mắt, đau đầu, nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa.
- Hay dụi mắt, nheo mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
- Trẻ cúi đầu sát khi học bài, vẽ tranh,…
Những biểu hiện này khá rõ ở trẻ. Ngay khi phát hiện dấu hiệu cận thị ở con, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi và tìm phương pháp điều trị thích hợp nhé.
3. Điều trị và chăm sóc trẻ bị cận thị như thế nào?
3.1. Cách điều trị cận thị cho trẻ em
Khi nhận thấy con có dấu hiệu mắc tật cận thị, các phụ huynh nên sớm đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa mắt. Tại đây, trẻ sẽ được xét nghiệm và đo thị lực để biết chính xác tình trạng mắt của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Top 5 bài hát Trung thu hay và ý nghĩa nhất
Đồng thời, phụ huynh cũng sẽ được tư vấn và dặn dò về cách chăm sóc và bảo vệ mắt cho trẻ. Theo đó, nên cho con đeo kính cận phù hợp, kiểm tra mắt thường xuyên định kỳ khoảng 6 tháng để theo dõi tình trạng của con có cải thiện hay không.
3.2. Cách chăm sóc và phòng ngừa cận thị cho trẻ
- Bố trí phòng học, giải trí cho trẻ ở nơi thoáng mát có đủ ánh sáng.
- Không để trẻ học tập trong thời gian liên tục và kéo dài.
- Chú ý dạy trẻ ngồi đúng tư thế khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 cm.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc tham gia picnic, thể thao lành mạnh,…
- Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho mắt hàng ngày như vitamin B2, A, C, E,…
Hy vọng những kiến thức về nguyên nhân dẫn đến bệnh cận thị ở trẻ em được chia sẻ trên đây, sẽ giúp bố mẹ chú ý hơn việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt quý giá cho con em mình. Một đôi mắt sáng để trẻ nhìn ngắm thế giới rộng lớn muôn sắc màu này chính là món quà sức khỏe quý giá nhất, mà bố mẹ có thể dành cho con cái, phải không nào!
Ngọc Trằm tổng hợp