Ngừa thai sau sinh và những điều cơ bản mọi chị em cần nắm rõ

Rate this post

Ngừa thai sau sinh là một trong những vấn đề rất quan trọng với phụ nữ, sau kỳ sinh nở của họ. Việc ngừa thai sau sinh chủ động không chỉ để bảo đảm an toàn cho sức khỏe mẹ sau sinh, còn là một bảo đảm rất cần thực hiện, liên quan đến việc chăm sóc con nhỏ và điều kiện chăm sóc bé sẽ sinh tiếp theo. Bên cạnh đó, việc kế hoạch sau sinh còn liên quan đến vấn đề tài chính với một số gia đình, trong vấn đề nuôi dạy con cái.

Bạn đang đọc: Ngừa thai sau sinh và những điều cơ bản mọi chị em cần nắm rõ

Ngừa thai sau sinh và những điều cơ bản mọi chị em cần nắm rõ

1. Tình trạng có thai sớm sau khi sinh

Chắc chắn thực tế là, có khá nhiều phụ nữ chủ quan về việc ngừa thai sau sinh. Theo nhiều nghiên cứu, trên thế giới có trên 60% chị em phụ nữ không áp dụng biện pháp tránh thai ít nhất trong 1 năm sau khi sinh con. Điều này dẫn tới việc có khá nhiều người mang thai lần tiếp theo sớm hơn 18 tháng sau sinh, bất chấp nỗ lực khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về việc, chị em sau sinh nên có thai lần tiếp theo ít nhất là 24 tháng.

Việc chủ quan không ngừa thai sau sinh chủ yếu xuất phát từ việc, đa phần phụ nữ đều cho rằng, sau khi sinh con, họ cho con bú và ít nhất trong khoảng thời gian đó khó mà có thai trở lại ngay. Vì, ai cũng biết cho con bú được xem là một trong các biện pháp tránh thai tự nhiên, được áp dụng từ khá lâu rồi. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ tin rằng, khi họ chưa có kinh nguyệt trở lại, thì việc có thai sớm là điều hiếm khi xảy ra, thậm chí là không thể.

Ngừa thai sau sinh và những điều cơ bản mọi chị em cần nắm rõ

2. Khi nào chị em cần ngừa thai sau sinh?

Càng sớm càng tốt – đây là lời khuyên dành cho mọi chị em, kể cả sinh thường hay sinh mổ. Tùy theo tình trạng sinh thường hay sinh mổ và khi sức khỏe của chị em sẵn sàng, thì cần thực hiện ngừa thai ngay, mà không nên chần chừ.

Theo các chuyên gia, ước tính thời gian khi khả năng sinh sản trở lại hay nói rõ hơn là chu kỳ kinh nguyệt của các bà mẹ sau sinh không cho con bú, là nằm trong tầm 45-94 ngày sau sinh. Với họ, rụng trứng sau sinh có thể sẽ diễn ra sớm nhất ở khoảng 25-27 ngày sau sinh. Thời gian rụng trứng của chị em cho con bú có thể diễn ra muộn hơn một chút, nhưng điều này không có nghĩa là việc rụng trứng sẽ chưa trở lại cho đến khi họ thôi cho con bú.

Các chuyên gia cũng cho rằng, để tránh thai kịp thời và đúng lúc, chị em phụ nữ nên được theo dõi trong vòng 2-3 tuần sau sinh. Từ đây có thể ấn định dễ dàng hơn thời gian bắt đầu áp dụng một biện pháp ngừa thai phù hợp.

Ngừa thai sau sinh và những điều cơ bản mọi chị em cần nắm rõ

3. Tại sao cần phải ngừa thai sau sinh sớm?

Khi không ngừa thai sau sinh, bạn có thể mang thai lần tiếp theo bất cứ lúc nào ngay cả khi đang cho con bú, hay chu kỳ kinh nguyệt chưa xuất hiện trở lại. Vì, thực tế, trứng sẽ rụng trước khi ngày hành kinh của bạn xuất hiện. Khi trứng rụng, đúng vào thời điểm bạn có sinh hoạt tình dục trở lại, thì khả năng thụ thai là hoàn toàn có thể xảy ra và xảy ra với tỉ lệ khá cao.

Theo nhiều nghiên cứu và thống kê, có đến trên 50% phụ nữ trở lại đời sống tình dục sau sinh khoảng 6 tuần. Với con số này, việc ngừa thai chủ động mà không phụ thuộc vào biện pháp tránh thai tự nhiên như cho con bú, sẽ nâng cao hiệu suất tránh thai an toàn, bảo đảm hơn cho việc kế hoạch hóa của chị em sau sinh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều tổ chức chăm sóc sức khỏe phụ nữ, điều họ khuyến nghị là mọi phụ nữ khi chờ sinh ở bệnh viện, đều được đồng thời tư vấn về chuyện kế hoạch sau khi sinh. Điều này cần tiến hành một cách phù hợp sau kỳ sinh nở, để bảo đảm việc ngừa thai có hiệu quả và đúng kế hoạch, mà không phải mang thai ngoài ý muốn.

Ngừa thai sau sinh và những điều cơ bản mọi chị em cần nắm rõ

Theo đánh giá chung, nếu áp dụng biện pháp tránh thai đúng lúc, phù hợp và sớm sau sinh, thì trên 80% các bà mẹ sẽ không sinh con tiếp theo trong vòng 27 tháng sau sinh. Đây là yếu tố bảo đảm an toàn rất nhiều mặt, từ việc chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh, ổn định cuộc sống sau sinh, đến chăm sóc em bé và có thời gian chuẩn bị chu đáo hơn cho việc có em bé tiếp theo.

3. Thời điểm cụ thể áp dụng biện pháp ngừa thai sau sinh và hiệu quả

Để áp dụng biện pháp ngừa thai sau sinh hiệu quả, an toàn và phụ hợp, bạn cần:

  • Thăm khám sức khỏe kỹ lưỡng.
  • Tư vấn về các biện pháp tránh thai kỹ càng trước khi lựa chọn.
  • Cần biết mình có ở tình trạng nào đặc biệt, không được sử dụng biện pháp tránh thai nào hay không.

Khi chuẩn bị các điều trên, bạn có thể căn cứ vào đó để có quyết định lựa chọn biện pháp ngừa thai phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân, mong muốn và thời điểm thực hiện các biện pháp này. Cụ thể hơn, bạn có thể theo dõi chi tiết như sau đây:

3.1 Khi bạn đã sẵn sàng và sức khỏe hoàn toàn ổn định

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc trẻ ho nhiều không sốt và những lưu ý dành cho cha mẹ

Ngừa thai sau sinh và những điều cơ bản mọi chị em cần nắm rõ

Nếu bạn không có vấn đề gì về sức khỏe sau sinh thì bạn có thể áp dụng các biện pháp ngừa thai sau sinh như:

  • Que cấy tránh thai: hiệu quả 99%
  • Tiêm thuốc tránh thai: hiệu quả 99%
  • Dùng thuốc chứa progestogen: hiệu quả 99% nếu dùng đúng cách
  • Bao cao su nam: hiệu quả 98% nếu dùng đúng cách
  • Bao cao su nữ: hiệu quả 95% nếu dùng đúng cách
  • Vòng tránh thai (IUD): hiệu quả hơn 99%
  • Vòng tránh thai nội tiết (IUS): hiệu quả hơn 99%

Lưu ý : Các loại vòng tránh thai có thể được thực hiện đưa vào tử cung trong vòng 48 tiếng sau sinh. Nếu không, thường sẽ được tiến hành sau 4 tuần sau sinh.

Ngừa thai sau sinh và những điều cơ bản mọi chị em cần nắm rõ

3.2 Ngừa thai từ tuần thứ 3 sau sinh

Nếu bạn không cho con bú và không có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe sau sinh, các biện pháp ngừa thai lúc này bạn có thể áp dụng:

  • Thuốc ngừa thai: hiệu quả hơn 99% nếu dùng đúng cách
  • Vòng âm đạo: hiệu quả hơn 99% nếu dùng đúng cách
  • Miếng dán tránh thai: hiệu quả hơn 99% nếu dùng đúng cách

Lưu ý : Trường hợp bạn đang cho con bú, có vấn đề nào đó liên quan đến sức khỏe sau sinh dù là nhỏ, thì cũng được khuyên không nên dùng thuốc ngừa thai, dùng vòng âm đạo hay miếng dán tránh thai cho đến ít nhất 6 tuần sau sinh.

Ngừa thai sau sinh và những điều cơ bản mọi chị em cần nắm rõ

3.3 Ngừa thai từ tuần thứ 4 sau sinh

Nếu bạn chọn vòng tránh thai IUD hoặc vòng tránh thai nội tiết IUS nhưng không thể thực hiện trong vòng 48 tiếng sau sinh, thì đây là thời điểm bạn có thể thực hiện biện pháp tránh thai này.

3.4 Ngừa thai từ tuần thứ 6 sau sinh

Nếu bạn đang cho con bú và có một vài vấn đề liên quan đến sức khỏe sau sinh kể cả đã diễn ra trong lúc mang thai hay sinh nở, thì lúc này bạn mới nên tiến hành áp dụng các biện pháp ngừa thai. Các biện pháp bạn có thể cân nhắc chọn gồm:

  • Thuốc tránh thai
  • Vòng âm đạo
  • Miếng dán tránh thai
  • Màng ngăn tránh thai hay nắp chụp cổ tử cung: Đây là 2 biện pháp ngừa thai khác bạn có thể chọn sử dụng từ tuần thứ 6 sau sinh này. Trường hợp bạn đã sử dụng 2 biện pháp này trước đó, thì cần phải thăm khám lại sau sinh để đảm bảo dụng cụ tránh thai vẫn vừa vặn với bạn. Vì sau sinh, một số yếu tố tác động, tình trạng tăng cân sau sinh hay giảm cân sau sinh có thể sẽ khiến bạn cần có dụng cụ với kích thước mới phù hợp hơn.

Ngừa thai sau sinh và những điều cơ bản mọi chị em cần nắm rõ

>>>>>Xem thêm: Sữa non Colos Mom có gì mẹ đã biết chưa?

Có thể nói rằng, ngừa thai sau sinh cũng là một nhiệm vụ tối quan trọng với các bà mẹ, bên cạnh khá nhiều nhiệm vụ khác như sinh con và chăm con thơ. Quyết định này nên được vợ chồng đề cập và dự liệu trước, ngay từ khi chuẩn bị sinh em bé. Việc chuẩn bị tâm lý và sự sẵn sàng như thế sẽ đảm bảo cho mẹ không phải lúng túng hay lo lắng về việc ngừa thai sau sinh, cũng như tránh được tình trạng bể kế hoạch khi đang chăm con nhỏ còn ẵm ngửa bú mớm.

Qua những thông tin được cập nhật chia sẻ chi tiết như trên, Blogtretho.edu.vn hy vọng sẽ giúp được cho chị em chúng ta, có cái nhìn khác hơn về ngừa thai sau sinh. Chủ động hơn trong việc ngừa thai sau sinh sẽ đảm bảo hơn rằng, cuộc sống rất bận rộn trong thời gian chăm em bé của chị em không bị đảo lộn, hoặc không có thêm áp lực cùng những nỗi lo khác vượt ngoài kế hoạch, cũng như nằm ngoài sự mong đợi của mình.

Nguồn tham khảo: ACOG, FLO, Up To Date, và NHS

Cát Lâm tổng hợp và lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *