Ngôi thai cao và một số dạng ngôi thai bất thường ở các tuần cuối thai kỳ

Rate this post

Ngôi thai cao là trường hợp khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng và mong nhận được giải đáp từ bác sĩ. Ở các tuần cuối thai kỳ mẹ siêu âm để xác định ngôi thai, nếu những mẹ nào có ngôi thai cao sẽ được bác sỹ thông báo ngay cho mẹ. Vậy ngôi thai cao là gì? Có ảnh hưởng dến thai nhi không? Cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về ngôi thai cao, các dạng ngôi thai bất thường và cách xử trí hay cho mẹ bầu.

Bạn đang đọc: Ngôi thai cao và một số dạng ngôi thai bất thường ở các tuần cuối thai kỳ

Ngôi thai cao và một số dạng ngôi thai bất thường ở các tuần cuối thai kỳ

Các tuần cuối thai kỳ, mẹ khấp khởi từng ngày để chuẩn bị cho ngày chào đời của bé. Dấu hiệu ngôi thai thuận hay ngược, cao hay thấp là điều các mẹ bầu nào cũng quan tâm.

1. Ngôi thai cao là gì?

Theo Ts.BS. Lê Thị Thu Hà – Khoa Sản Bệnh viện Từ Dũ, ngôi thai cao là tình trạng thai chưa sụt xuống. Vì chưa chuyển dạ, nên có thể thai nhi chưa sụt xuống, có thể thai sẽ sụt khi vào chuyển dạ sinh. Vì thế mà ông bà thường khuyên các thai phụ nên đi lại, vận động nhiều để dễ sinh, đó là điều đúng đắn. Việc đi lại và vận động sẽ tạo ra nhiều cơn gò tử cung tự nhiên và giúp việc chuyển dạ của mẹ dễ dàng hơn. Đồng thời việc vận động sẽ giúp các khớp giãn nớ tốt hơn.

Ngôi thai cao và một số dạng ngôi thai bất thường ở các tuần cuối thai kỳ

Tuy nhiên, nếu khi chuyển dạ nhưng ngôi cao không lọt thì khả năng mổ cao, lúc này bác sĩ sẽ đánh giá lại và ra quyết định. Bác sĩ có thể tiến hành một số thủ thuật xoay ngôi thai để mẹ có thể dễ dàng hơn cho quá trình chuyển dạ.

2. Một số dạng ngôi thai bất thường mẹ cần đặc biệt chú ý

  • Ngôi mông: Hai chân của bé hướng xuống dưới cổ tử cung, bé ở dạng tư thế ngồi xổm.
  • Ngôi ngang: Phần lưng hay vai của bé quay xuống phía dưới cổ tử cung, tư thế nằm ngang như khi ngủ, diện tích tiếp xúc phần cơ thể bé với âm đạo khá lơn khiến mẹ khó sinh thường.
  • Ngôi mặt: Phần mặt của bé hướng xuống phía dưới cổ tử cung thay vì phần đầu như bình thường.
  • Ngôi trán: Phần trán của bé ép vào cổ tử cung, bé không nằm vị trí thuận lợi để mẹ có thể sinh thường.
  • Ngôi cằm: Phần cằm của bé sát dưới âm đạo nên bác sĩ có thể sờ thấy cầm của bé khi mẹ chuyển dạ hoặc khi khám âm đạo.

Tìm hiểu thêm: 40 lời nhắc quan trọng trong suốt thai kỳ mẹ nên ghi nhớ

Ngôi thai cao và một số dạng ngôi thai bất thường ở các tuần cuối thai kỳ

Nguyên nhân của tình trạng này có thể do sự bất thường của lượng nước ối (quá nhiều hay quá ít) hay dây rốn quá ngăn, quá dài quấn quanh cổ làm bé khó trở về ngôi thai bình thường được.

3. Biện pháp phòng ngừa và cách xử trí 

Hiện nay, đối với trường hợp các ngôi thai bất thường vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa cụ thể. Tốt nhất mẹ nên đi khám thai thường xuyên và đầy đủ, nhất là trong các tháng cuối thai kì để bác sĩ có thể phát hiện và kịp thời xử lý những bất thường.

Cách xử lý  với “sở thích” nằm ngang, nằm ngược của bé:

  • Với ngôi thai ngang: Để tránh tình trạng vỡ tử cung bác sĩ tiến hành sinh mổ.
  • Với ngôi mông: Nếu bé nhẹ cân và thai phụ chuyển dạ nhanh thì sẽ tiến hành sinh thường

Trường hợp thai phụ gặp khó khăn trong chuyển dạ do ngôi thai bất thường hoặc bé nặng cân, bác sĩ sẽ tiến hành sinh mổ. Với các trường hợp đặc biệt như sinh đôi trở lên, nếu các bé nằm ở các ngôi khác nhau thì bác sĩ thường phải tiến hành sinh mổ. Hay trường hợp bé ngôi đầu nhưng độ nghiêng của đầu không đủ đi qua tử cung cũng khó khăn cho quá trình sinh nở, bác sỹ cũng sẽ tiến hành sinh mổ. 

Ngôi thai cao và một số dạng ngôi thai bất thường ở các tuần cuối thai kỳ

4. Thủ thuật xoay ngôi thai

Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ, nếu phát hiện ngôi thai bất thường, bác sĩ có thể tiến hành một số thủ thuật xoay ngôi thai cần thiết, để tốt cho mẹ và bé. Bác sĩ có thể truyền thuốc làm giãn tử cung của thai phụ và tiến hành các động tác xoay ngôi thai.

Nhưng có một số thai phụ không được tiến hành thủ thuật này: thai phụ bị chảy máu âm đạo, song thai hay đa thai, trọng lượng thai nhỏ, thiếu nước ối, vỡ ối sớm, tim thai bất thường, trọng lượng thai quá nhỏ.

Nguy cơ: Vỡ ối; sinh non; chảy máu âm đạo; phải sinh mổ khẩn cấp; ngôi thai lại trở về bất thường sau khi tiến hành xoay ngôi thai.

Tỷ lệ thành công của thủ thuật này là 60-70%.

Ngôi thai cao và một số dạng ngôi thai bất thường ở các tuần cuối thai kỳ

>>>>>Xem thêm: Ăn sushi khi mang thai an toàn hơn những gì mẹ nghĩ

Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến ngôi thai của bé, khiến mẹ lo lắng và gặp nhiều trở ngại trong quá trình chuyển dạ. Ngôi thai cao hay các ngôi thai bất thường là trường hợp các mẹ bầu khó có thể tránh khỏi. Mẹ cần khám thai thường xuyên, có tinh thần thoải mái để có thể xử lý tốt các tình huống khẩn cấp.

Khả Anh tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *