Nếu muốn con thông minh, cha mẹ đừng làm “ngơ” trước những câu hỏi tại sao ở tuổi lên 3

Rate this post

Mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên khi ở tuổi lên 3 trẻ rất thích đặt những câu hỏi “tại sao” và đôi khi, những câu hỏi đó lại khiến cha mẹ đau đầu không biết trả lời thế nào. Nhưng đừng vội từ chối con nhé, vì… 

Bạn đang đọc: Nếu muốn con thông minh, cha mẹ đừng làm “ngơ” trước những câu hỏi tại sao ở tuổi lên 3

1. Tại sao trẻ thích hỏi “Tại sao”?

Nếu muốn con thông minh, cha mẹ đừng làm "ngơ" trước những câu hỏi tại sao ở tuổi lên 3

Vì sao mẹ không có râu, vì sao tàu điện lại chạy được, vì sao kính trong suốt…? Đây là những câu hỏi mà hầu hết cha mẹ thường xuyên nhận được, thậm chí còn rất nhiều câu hỏi khó khiến cha mẹ lúng túng không biết giải thích thế nào.

Lý giải về hiện tượng này, các chuyên gia cho biết, ở độ tuổi lên 3 trẻ đã trang bị cho mình vốn từ vựng khá vững chắc và bắt đầu khám phá, đánh giá sự vật, hiện tượng xung quanh. Giai đoạn này chính là giai đoạn khám phá thú vị nhất của trẻ và trẻ bắt đầu biết kết nối giữa nguyên nhân và kết quả. Đây cũng là thời điểm nhiều cha mẹ bối rối với những câu hỏi dường như không tìm được đáp án của con.

Khi con còn nhỏ, con hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ nhưng khi con đến độ tuổi 2 – 3 tuổi, giai đoạn độc lập của trẻ sẽ xuất hiện. Trẻ biết tư duy giữa cái đang diễn ra xung quanh với cái bé đang suy nghĩ vì vậy câu hỏi “Tại sao/ vì sao” sẽ xuất hiện khi bé muốn thỏa mãn trí tò mò của mình. 

Hoặc một số bé cá tính sẽ dùng câu hỏi này để hỏi vặn lại cha mẹ như: “Vì sao con phải tắm bây giờ, vì sao con không được ăn kem trước bữa cơm…” Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản này lại chính là nền tảng giúp con thỏa mãn trí tò mò, kích thích não bộ và thông minh sau này.

2. Cha mẹ nên làm gì trước những câu hỏi “vì sao” của con?

Tìm hiểu thêm: Top 10 xe ô tô 2 chỗ ngồi cho bé thỏa thích vui chơi cùng các bạn

Nếu muốn con thông minh, cha mẹ đừng làm "ngơ" trước những câu hỏi tại sao ở tuổi lên 3

>>>>>Xem thêm: Mẹ thường xuyên làm 4 điều sau, trẻ sơ sinh sẽ không còn quấy khóc, khó chịu

Dĩ nhiên là trả mẹ sẽ trả lời những câu hỏi đó rồi. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng thực hiện điều này và cũng hiểu phải trả lời ra sao, dùng thái độ thế nào để trả lời. Có hai cách mà cha mẹ thường áp dụng:

Trả lời con theo nghĩa đen và thái độ thờ ơ

Một số cha mẹ có thể không quan tâm hoặc có thể quá bận rộn nên sẽ áp dụng hình thức trả lời con ngắn gọn theo đúng nghĩa đen và thái độ thờ ơ. 

Ví dụ một đoạn hội thoại sau: Đứa trẻ hỏi “Vì sao tàu điện lại chạy được”, bạn có thể trả lời “Tàu điện chạy được vì nhờ điện”, đứa trẻ có thể tò mò hỏi tiếp: “Vì sao có điện lại chạy được”, lúc này bạn sẽ mất kiên nhẫn và trả lời cho xong việc :”Vì có điện nên phải chạy được chứ sao”.

Đây là một trong những mẫu đoạn hội thoại khá quen thuộc giữa con – cha/ mẹ. Câu trả lời của cha mẹ có thể không sai nhưng chính thái độ trả lời đã khiến đứa trẻ “cụt hứng” và không muốn hỏi thêm điều gì nữa. 

Trả lời con với thái độ trân trọng câu hỏi của con

Cũng là câu hỏi về tàu điện, bạn có thể giải thích nhẹ nhàng, tỉ mỉ với con vì sao tàu điện chạy được với thái độ trân trọng câu hỏi của con. Hai điều này hoàn toàn khác nhau. Một bên là trả lời thờ ơ, cho xong chuyện, một bên là trả lời chi tiết, rõ ràng và thái độ vui vẻ sẽ khiến đứa trẻ có những cảm xúc khác nhau.

Nếu cha mẹ trân trọng câu hỏi của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy câu hỏi của mình có giá trị và muốn hỏi nhiều hơn nữa. Bạn có thể dành nhiều thời gian cùng con tìm hiểu câu trả lời đúng nhất và kích thích trí tò mò của con.

Như vậy, trước những câu hỏi của con, điều quan trọng không phải là bạn trả lời đúng hay sai, điều bạn cần làm đầu tiên là đừng thờ ơ với những câu hỏi đó và hãy trả lời chân thành bằng tất cả sự hiểu biết của mình. Đừng bao giờ nghĩ trẻ còn nhỏ không biết gì, những gì bạn thể hiện hôm nay sẽ giúp trẻ kích thích não bộ, trí tò mò, sáng tạo, thông minh khi trẻ trưởng thành.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *