Hầu hết các mẹ bầu sẽ có một thời gian gọi là ốm nghén trong thai kỳ. Và chúng thường xảy ra trong 3 tháng đầu do sự thay đổi nội tiết tố khiến cho cơ thể chưa kịp thích nghi.
Bạn đang đọc: Một số mẹ bầu ốm nghén suốt 9 tháng 10 ngày, vì sao?
Thế nhưng ở 1/1.000 mẹ bầu thì thời kỳ ốm nghén kéo dài đến suốt 9 tháng. Đây được biết đến như hội chứng Hyperemesis Gravidarum – HG. Chúng khiến cho mẹ bầu không chỉ mệt mỏi mà còn mất nước và thiếu dinh dưỡng.
Có khoảng 1/1.000 mẹ bầu mắc hội chứng HG.
Nguyên nhân của hội chứng HG là do sự thay đổi và gia tăng của các nội tiết tố xảy ra trong suốt thai kỳ cùng với sự thích ứng chậm chạp của cơ thể.
1. Có điều trị được hội chứng HG?
Câu trả lời được hay không từ các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào mức độ ốm nghén của mẹ bầu. Nếu các triệu chứng ốm nghén nhẹ thì việc mẹ bầu cố gắng chịu đựng là cách duy nhất, chúng không gây nguy hiểm đối với việc mang thai và sinh con.
Nhưng nếu triệu chứng ốm nghén nặng khiến mẹ bầu mất nước, thiết hụt dinh dưỡng thì bác sĩ có thể quyết định cho mẹ bầu uống thuốc chống nôn, nhập viện để truyền nước và theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Giảm sự khó chịu của chứng nghén kéo dài
Khi mẹ bầu bị mắc chứng ốm nghén kéo dài, những gợi ý dưới đây giúp mẹ bầu vượt qua thai kỳ đỡ vất vả hơn.
Nghỉ ngơi hợp lý là điều cần thiết. Điều này có nghĩa mẹ bầu không nên tham công tiếc việc và khiến cho cơ thể quá sức, nhưng điều này cũng có nghĩa mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi chừng mực, tránh lạm dụng nằm suốt ngày trên giường sẽ khiến cho cơ thể càng mệt mỏi hơn và dễ stress.
Tìm hiểu thêm: Bầu nghén ngọt và những điều có thể bạn chưa biết
Mẹ bầu nên ăn nhiều rau củ để có đủ vitamin nhưng cũng nên quan tâm đến dinh dưỡng bữa ăn với thịt cá trứng sữa.
Vitamin B6 là dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung lúc này vì chúng có tác dụng giảm đi các triệu chứng buồn nôn. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng nhé.
Các động tác massage cũng có tác dụng giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn đấy.
Cuối cùng mẹ bầu hãy cố gắng thư giãn, tìm một việc vui thích để làm vì tâm lý thoải mái cũng là cách để mẹ bầu hạn chế các cơn nghén.
3. Một số món ăn có tác dụng giảm nghén
Gừng là một thực phẩm có tác dụng giảm buồn nôn rõ rệt với mùi thơm tự nhiên và tính ấm của chúng. Mẹ có thể nhâm nhi một ít mứt gừng hoặc là dùng trà gừng khi lên cơn nghén… Ngoài ra, các loại trà thảo mộc cũng khá hiệu quả.
Mẹ nên ăn nhiều rau quả để bổ sung đủ vitamin cho cơ thể, giúp cho cơ thể được cân bằng. Tuy nhiên mẹ cũng nên quan tâm đến bữa ăn một cách khoa học đầy đủ thịt, cá trứng để tránh suy dinh dưỡng. Các món ăn nhiều mỡ và gia vị thì mẹ nên tránh xa.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ bầu nào cũng cần lưu ý
Trà thảo mộc giúp mẹ bầu giảm được cảm giác buồn nôn.
Mẹ bầu nên để một ít đồ ăn vặt trong túi để có thể dùng khi cơn buồn nôn nhộn nhạo. Một số đồ ăn vặt giúp mẹ bầu hạn chế cơn nghén là lạc rang, đậu, hạt dưa, ô mai…
4. Một số lưu ý các mẹ bị HG nên biết
Chứng HG không gây hại cho em bé trong thai kỳ. Thường mẹ bầu mắc chứng HG lần đầu không hẳn sẽ mắc chứng này lần thứ 2.
Nếu mẹ bầu bị nghén suốt thai kỳ có những biểu hiện như sụt cân hoặc nôn nặng thì nên đi khám bác sĩ ngay để được hỗ trợ.
Mẹ bầu nên uống đủ nước, tránh cho cơ thể mất nước và cố gắng ăn bất cứ thứ gì mình muốn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)