Món ăn ngày Tết cho bé trên 1 tuổi giàu dinh dưỡng mà lại dễ thực hiện luôn là tiêu chí mà chị em hướng đến hiện nay. Trong những ngày Tết bộn bề, hầu như mẹ nào cũng khó có thể dành nhiều thời gian để chế biến những món ăn cầu kỳ cho bé. Bài tổng hợp của Blogtretho.edu.vn dưới đây không những giúp mẹ lựa chọn những món ăn thơm ngon, nấu gọn gàng mà còn cập nhật những kiến thức bổ ích giúp con phát triển khỏe mạnh, an toàn ngay cả trong thời điểm mẹ cực kỳ bận rộn.
Bạn đang đọc: Món ăn ngày Tết cho bé trên 1 tuổi ăn cơm giàu dinh dưỡng, mẹ yên tâm
Contents
- 1 1. Món ăn ngày Tết cho bé trên 1 tuổi ăn cơm
- 2 2. Món ăn ngày Tết cho bé trên 1 tuổi
- 3 3. Lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý ngày Tết theo lứa tuổi của trẻ
- 4 4. Những nguyên tắc vàng khi lựa chọn món ăn cho bé ngày Tết
1. Món ăn ngày Tết cho bé trên 1 tuổi ăn cơm
Món ăn ngày Tết cho bé trên 1 tuổi ăn cơm sẽ không quá khó chọn nếu bố mẹ có hiểu biết về nhu cầu các chất dinh dưỡng thiết yếu cho con. Không những thế, những chia sẻ liên quan hữu ích như dưới đây còn góp phần giúp mẹ có nhiều thời gian rảnh để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, mà không phải lo lắng thái quá về món ăn thức uống cho các con.
1.1. Mẹ thuộc nằm lòng những chất dinh dưỡng cần thiết cho bé trên 1 tuổi
- Đạm (protein)
Đạm là thành phần chính cấu tạo nên các bộ phận quan trọng như cơ bắp, kháng thể, tuyến bài tiết,…Đồng thời, nó còn giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ tốt chất dinh dưỡng. Giai đoạn này mẹ cần ưu tiên cho con các thực phẩm nhiều đạm, để con đầy đủ năng lượng và phát triển nhanh chóng.
- Chất béo
Chất béo có vai trò to lớn là cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động trong ngày của bé. Bên cạnh đó, nó còn thúc đẩy hấp thụ các vitamin tốt hơn, là thành phần chính trong cấu trúc não bộ. Vì thế mẹ luôn nhớ bổ sung chất quan trọng này cho con nhé.
- Carbohydrat
Carbohydrat là dưỡng chất thiết yếu giúp nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tích cực. Ngoài ra, nó còn tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, có chức năng tạo hình tế bào ở bé con.
- Canxi
Ở độ tuổi này gia đình cần tập trung vào việc phát triển chiều cao cho trẻ. Canxi có chức năng xây dựng hệ thống khung xương, giúp bé có hệ xương chắc khỏe và hàm răng chắc khỏe.
- Sắt
Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện trí nhớ và phát triển não bộ. Lượng sắt có trong các loại thực phẩm tự nhiên sẽ giúp bé thỏa mãn được nhu cầu cơ thể, tránh được tình trạng thiếu máu.
- Các loại vitamin và khoáng chất
Các loại vitamin và khoáng chất quan trọng sẽ là nền tảng để bé phát triển khỏe mạnh. Một số vitamin có chức năng quan trọng với trẻ nhỏ như vitamin A, C, E, K, B, D,…và một số khoáng chất cần thiết như kali, natri, photpho,…
1.2. Bé nên ăn bao nhiêu là đủ
Ở giai đoạn 1 tuổi trở lên, bé đã bắt đầu vận động nhiều hơn trước như đi, đứng, vui chơi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc trẻ sẽ sử dụng hết công suất, làm tiêu hao năng lượng nhiều hơn trước. Vì thế mẹ nên chuẩn bị nhiều thức ăn chứa các chất dinh dưỡng cho trẻ , dần tăng và thay đổi thực đơn là vừa.
Lúc này dạ dày bé vẫn còn khá nhỏ, nên lượng đồ ăn đưa vào cũng khá hạn chế. Vì thế, chị em hãy nhớ chia nhỏ nhiều bữa ăn, tránh cho bé ăn quá no trong 1 bữa. Tối thiểu mẹ nên cho bé ăn khoảng 5 – 6 bữa nhỏ một ngày, thời gian ăn cách nhau khoảng 2,5-3 giờ là hợp lý.
1.3. Những điều nhất định mẹ cần biết khi cho bé ăn
- Không cố ép bé ăn món không thích
Sai lầm thường mắc phải ở các bố mẹ là luôn ép con ăn theo ý thích của mình. Điều này sẽ làm bé cảm thấy căng thẳng, áp lực và càng không muốn ăn khi tới giờ cơm. Đặc biệt, nặng hơn sẽ có thể ảnh hưởng đến tâm lý của con sau này. Vì thế, phụ huynh hãy từ từ, dùng biện pháp nhỏ nhẹ, kéo léo thuyết phục để bé ăn tốt hơn nhé.
- Nên cho bé ăn cơm mềm
Vì bé vẫn còn nhỏ nên khi nấu cơm và món ăn chị em nên đặt tiêu chí chín mềm, nghiền nhỏ lên hàng đầu. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé quen dần và không bị quá tải.
- Nên cho bé tự xúc cơm
Nếu con bạn đã lớn hơn một chút, hãy để cho bé ngồi ăn với gia đình và tự xúc cơm ăn vì các bé đều rất thích tự lập. Thỉnh thoảng bố mẹ hãy khen ngợi, động viên, hướng dẫn con cách ăn đúng để con hứng thú, ăn được nhiều hơn nhé.
- Cần linh hoạt món ăn
Vào ngày Tết các món ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến bé ngán ngẫm, lúc này mẹ hãy linh hoạt thay đổi khẩu vị cho bé ngay nhé. Điều này sẽ giúp con luôn đầy đủ dinh dưỡng và ăn uống tích cực.
- Phải cho con ăn đúng bữa
Việc tập cho con thói quen ăn đúng giờ giấc luôn là điều quan trọng. Bên cạnh đó, mỗi bữa ăn chính của bé cưng chỉ nên kéo dài trong vòng 30 – 40 phút, để bé ăn tốt và không ngán.
2. Món ăn ngày Tết cho bé trên 1 tuổi
Các món ăn ngày Tết cho bé cưng trên 1 tuổi dưới đây hứa hẹn sẽ mang lại sự thích thú cho các bé vào dịp Tết này, cũng là những món mẹ dễ nấu nữa. Hãy cùng theo dõi và đưa vào thực đơn của bé nhà bạn ngay nhé.
2.1. Các món ăn bữa chính giàu dinh dưỡng, chế biến dễ dàng
2.1.1. Hoành thánh tôm hoặc súp tôm
Tôm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều chị em lựa chọn để nấu những món ngon cho bé cưng. Nó có thể là nguyên liệu làm nhiều món khác nhau tạo nên những hương vị vô cùng hấp dẫn, trong đó có hoành thánh tôm. Một món ăn lạ miệng mà mẹ có thể cho trẻ ăn vào dịp Tết này.
Cách làm hoành thánh tôm cũng không quá cầu kỳ, nên mẹ đừng ngần ngại nhé. Đầu tiên, để làm phần nhân bánh mẹ hãy lấy tôm, mang bóc vỏ, băm nhuyễn và ướp một ít gia vị vừa với trẻ. Tiếp theo, bạn đặt phần nhân tôm vào giữa lá hoành thánh rồi xếp lại thật kéo. Còn phần nước dùng, bạn có thể hầm xương và bỏ thêm rau củ quả cho ngọt nước. Cuối cùng khi nước lèo sôi, bạn bỏ hoành thánh vào để nó vừa chín thì lấy ra bỏ vào tô, chan nước dùng vào, rắc thêm ít hành ngò để tạo thêm mùi thơm và sự bắt mắt. Vậy là bạn đã có món hoành thánh tôm cho bổ dưỡng cho con yêu vào ngày Tết Nguyên Đán rồi đấy.
Với món súp tôm, cách nấu cũng khá dễ dàng. Mẹ chỉ cần chuẩn bị tôm tươi lột vỏ băm nhuyễn, nấu như cách nấu súp cua. Hoặc, mẹ cũng có thể hấp hoặc nướng hay luộc tôm, sau đó xay tôm rồi nấu súp chung với rau củ các loại, chắc chắn bé sẽ có một món ngon lạ miệng, dễ ăn và đủ dinh dưỡng.
2.1.2. Bún chả cá thác lác
Với các gia đình có bé lớn đã quen ăn cơm, thì đây là món ăn vô cùng hấp dẫn, đổi vị cho bé rất tốt. Trong cá có chứa nhiều protein, chất béo và các chất bỗ dưỡng giúp con phát triển hoàn thiện.
Đầu tiên phần chả cá mẹ có thể thêm vào một ít thịt heo xay, nêm nếm vừa ăn và trộn đều tay. Tiếp theo, phần chả mẹ hãy nắn thành những viên nhỏ vừa miệng bé, rồi chiên thật chín. Phần nước lèo, mẹ có thể nấu với cà rốt, khoai tây, củ cải trắng sẽ giúp ngọt nước và bồ sung thêm dưỡng chất cho trẻ. Cuối cùng bỏ chả cá vào nấu sôi lên rồi tắt bếp.
Đối với những ngày Tết nhiều món ăn thịt mỡ, đây sẽ là món ăn lạ miệng giúp bé thích thú và không bị ngán. Vậy mẹ hãy ghi chú ngay món này vào thực đơn ngày Tết của con đi nào.
2.1.3. Súp gà nấm
Súp sẽ là một lựa chọn hoàn hảo giúp con có một bữa sáng hay bữa chiều tuyệt vời trong ngày xuân phơi phới. Nấm hương một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, kết hợp cùng thịt gà lành tính sẽ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Súp gà nấm với các chế biến đơn giản, sẽ giúp mẹ chăm sóc con dễ dàng. Phần thịt gà khi chọn mua mẹ nên lấy phần ức sẽ có nhiều thịt, sau khi đã qua khâu vệ sinh kỹ càng thì mang thịt gà đi hầm mềm. Phần nước hầm gà bạn có thể dùng làm súp, nấm mang đi rửa thật sạch, thái mỏng nhuyễn rồi xào xơ qua với dầu ăn. Sau khi thịt gà luộc chính, bạn hãy vớt ra xé nhỏ, băm nhỏ rồi bỏ cả nấm và gà vào nồi súp. Cuối cùng bạn hãy pha thêm bột bắp, đổ vào nồi để tạo độ sánh cho món ăn thêm đậm đà. Món súp gà nấm dinh dưỡng cũng rất thích hợp làm món ăn ngày Tết cho bé dưới 1 tuổi . Tuy nhiên, với các bé dưới 1 tuổi, tùy theo độ ăn thô của bé mà mẹ chú ý chế biến súp có độ nhuyễn phù hợp, cũng như không cho gia vị để bé hấp thu dễ dàng nhé.
2.1.4. Su su xào thịt bò
Su su xào thịt bò sẽ là món ăn khá thú vị dành cho các bé đã ăn được cơm. Thịt bò giàu chất sắt, kẽm sẽ giúp trẻ hạn chế được tình trạng thiếu máu, kết hợp với su su giàu vitamin và khoáng chất sẽ rất tốt cho con. Hầu như các bé đa phần đều thích su su vì loại quả này có độ ngọt dễ ăn.
Cách làm món ăn này cũng rất nhanh, không mất quá nhiều thời gian của mẹ. Đầu tiên, rửa thật sạch nguyên liệu chế biến, thịt bò thái miếng nhỏ, mỏng và ướp hành tỏi vừa ăn. Sau khi đã xào thịt bò xong, mẹ múc ra tô. Tiếp tiệp xào su su đã cắt sợi, thêm ít nước cho chín mềm, nêm vừa ăn rồi đổ thịt vào đảo đều và tắt bếp. Chỉ với những bước đơn giản là bạn đã có món ăn với cơm, ngon miệng cho bé yêu ngày Tết.
2.1.5. Tôm chiên xù
Tôm chiên xù món ăn dành cho các bé từ 2 tuổi trở lên, đã biết nhai tốt và ăn cơm. Đây là món ăn được rất nhiều bé thích thú, kích thích được vị giác khó chiều của bé. Cách làm tôm chiên xù đầu tiên, mẹ bóc vỏ tôm, loại bỏ chỉ đen ở phần sống lưng và rửa thật sạch. Bắt chảo dầu thật nóng rồi nhúng tôm qua bột chiên xù và trứng sau đó bỏ vào chảo chiên. Cứ vậy cho đến hết phần tôm. Món này mẹ có thể kết hợp cho con ăn thêm rau, quả để đảm bảo chất xơ cân bằng lại lượng dầu. Để kích thích bé ăn ngon miệng, mẹ có thể chuẩn bị cho con một chén sốt phù hợp để con chấm, bảo đảm bé nào cũng hưởng ứng nhiệt tình.
Với món tôm chiên xù này, việc chọn món ăn ngày Tết cho bé trên 1 tuổi ăn cơm không còn quá khó đối với mẹ. Đồng thời, nó còn kích thích con ăn ngon miệng, mang lại cảm giác thích thú và hào hứng khi ăn.
2.1.6. Đậu phụ hấp trứng thịt
Đậu phụ hấp trứng thịt là món ăn mềm mại, giúp bé dễ nhai mẹ đừng quên thêm vào thực đơn Tết này cho con nhé. Món này thích hợp để con ăn kèm với cơm nóng sẽ rất thơm ngon.
Đầu tiên bạn cần rửa sạch nguyên liệu cần trước khi thực hiện chế biến. Thiếp theo, mang thịt đi băm nhuyễn rồi ướp gia vị phù hợp độ tuổi trẻ, bỏ vào một ít hành lá cắt nhuyễn trộn đều. Đậu phụ cắt miếng, xếp vào tô sau đó đổ hỗn hợp thịt băm lên miệng tô, dàn đều ra. Đập trứng lên phần thịt băm sau đó mang đi hấp khoảng 20-30 phút là bạn đã có món đậu phụ hấp trứng thịt ngon cho bé. Mẹ cũng có thể làm cách khác như nghiền đậu trộn vào thịt và trộn trứng đều nhau, dùng thêm một lòng đỏ đánh tan đổ lên mặt hỗn hợp để tạo lớp mặt vàng ươm cho hấp dẫn.
Đậu phụ hấp trứng thịt cũng là món ngon cho bé ăn cơm với chế biến dễ dàng , thuận tiện cho mẹ trong ngày Tết vất vả này.
Tìm hiểu thêm: Ăn gì để phát triển chiều cao cho bé với các thức ăn từ hải sản?
2.2. Các món ăn vặt ngày Tết cho bé ngon, bổ dưỡng
2.2.1. Các loại hạt
Trong các loại hạt chứa nhiều chất béo lành mạnh, rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Vì thế nếu bé con đã được 3 – 4 tuổi bạn có thể cho trẻ ăn số lượng phù hợp vừa giúp trẻ bổ sung chất béo, vừa tạo sự vui vẻ cho con. Việc bổ sung một ít chất béo vào buổi sáng cũng có thể cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động cả ngày.
Vào ngày Tết mẹ có thể lựa chọn các loại hạt giàu đạm, chất béo như đậu phộng, hạt dẻ, óc chó, điều, hạt dưa,…Đây là những món ăn vặt ngày Tết Cổ Truyền phổ biến nên bé có thể thưởng thức cùng gia đình để tang thêm không khí vui tươi.
2.2.2. Sữa chua
Sữa chua luôn là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho hệ tiêu hóa nhỏ bé của trẻ. Nó thích hợp cho những bữa ăn nhẹ, bữa sáng hay món tráng miệng khoái khẩu dành cho trẻ. Trong sữa chua chứa một lượng lớn vi khuẩn có lợi, giàu protein và vitamin D là “cứu cánh” của giúp hệ tiêu hóa non yếu của trẻ cứng cáp, mạnh khỏe nhất là trong những ngày Tết.
2.2.3. Sữa
Sữa là nguồn cung cấp canxi và protein tuyệt vời giúp mẹ chăm sóc con chu đáo. Cho con uống sữa đúng cử mỗi ngày sẽ giúp trẻ có khung xương chắc khỏe, trí não thông minh.
Uống sữa vào buổi sáng trẻ sẽ được bổ sung năng lượng và các chất cần thiết cho cơ thể, giúp các hoạt động của trẻ luôn linh hoạt. Uống sữa vào buổi tối sẽ giúp bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất canxi , giúp trẻ phát triển chiều cao nhanh chóng.
Lưu ý, đối với các trẻ đã ăn cơm được, mẹ nên chia thời gian cho bé uống sữa kết hợp nhịp nhàng với ăn uống. Gia đình nên tránh cho bé uống sữa khi bụng đói, tốt nhất là uống cách bữa ăn sáng một tiếng. Điều này nhằm hạn chế tình trạng bé bị no, đầy bụng, khó tiêu bỏ ăn chính và cũng để trẻ hấp thu tối đa thành phần dinh dưỡng trong sữa.
2.2.4. Trái cây tươi
Trái cây tươi luôn là món tráng miệng tốt nhất ngay cả ngày thường và dịp Tết. Nó cũng luôn được các mẹ ưu ái làm món ăn nhẹ cho trẻ nhỏ. Trái cây tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp con tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa thiếu máu và tăng cường sức đầy kháng. Trong trái cây cũng chứ nhiều chất xơ, ít calo giúp con cải thiện táo bón, giảm nguy cơ béo phì rất tốt.
Một số loại trái cây tốt cho sức khỏe mà lại đầy đủ vị xuân bạn có thể lựa chọn như dưa hấu, kiwi, cam, quýt, bưởi, dâu tây,…Bạn có thể chế biến trái cây thành các loại nước ép, sinh tố, ăn cùng sữa chua để tăng thêm dinh dưỡng cho bé.
2.2.5. Trái cây sấy khô
Bên cạnh việc bổ sung lưỡng chất xơ dồi dào, trái cây sấy khô còn là món ăn mang lại sự ngọt ngào, lạ miệng phù hợp với khẩu vị của trẻ. Đồng thời, trái cây cũng là món ăn vặt mang giá trị dinh dưỡng cao, không quá ngọt và an toàn cho sức khỏe.
3. Lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý ngày Tết theo lứa tuổi của trẻ
3.1. Trẻ từ 2 đến 6 tuổi
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, đặc biệt là ngày Tết trẻ phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Trong đó, có 4 bốn chất quan trọng mẹ không nên lơ là như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, khi lựa chọn và chế biến món ăn cho con gia đình phải luôn đặt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Hạn chế tối đa cho trẻ ăn lại thức ăn đã cũ, hâm lại nhiều lần.
3.2. Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ bị dư cân, béo phì
Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ thừa cân, béo phì vào dịp Tết cần phải được thắt chặt và bóp nhỏ lại. Bố mẹ hãy luôn kiểm soát chế độ ăn của con, không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo như bánh ngọt, kẹo mứt, bánh chưng, nước ngọt có ga,…Ngoài ra, mẹ nên tăng cường rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn của trẻ thay vì các món ăn nhiều dầu mỡ, làm con càng tăng cân.
Đi song song với ăn uống khoa học, phụ huynh có thể động viên con trẻ vận động thể lực. Bố mẹ có thể đưa con tham gia trò chơi thể lực, đi bộ du xuân, đạp xe đạp, đá bóng,…cách này sẽ giúp con yêu của bạn giải phóng được năng lượng, giảm mỡ thừa cho cơ thể.
3.3. Trường hợp trẻ bị nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng
Trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng luôn là điều làm bố mẹ lo lắng. Vì thế, trong dịp Tết Nguyên Đán này hãy tập trung giúp trẻ tẩm bổ từ các thức ăn giàu dinh dưỡng nhé. Bạn có thể dùng các loại bánh ngọt, kẹo, mứt, phô mai,…như một “chiêu thức” phần thương khi bé ăn tốt bữa ăn chính. Tuy nhiên, bạn nên nhớ cho bé ăn sau bữa chính để tránh tình trạng no hơi, đầy bụng làm bé bỏ bữa chính. Như vậy, sẽ làm tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ không được cải thiện mà sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
4. Những nguyên tắc vàng khi lựa chọn món ăn cho bé ngày Tết
Những món ăn ngày Tết dành cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên để lựa chọn và chế biến sao cho phù hợp, an toàn với trẻ nhỏ luôn là thách thức đối với bố mẹ. Các nguyên tắc vàng được chia sẻ từ chuyên mục Cẩm nang dưới đây sẽ giúp phụ huynh giảm bớt nỗi lo, con trẻ được vui khỏe, chơi đùa trọn vẹn ngày Tết.
Một trong những nguyên tắc cơ bản mà các bậc phụ huynh nên lưu ý, là khi lựa chọn thức ăn phải dựa theo độ tuổi, tình trạng dinh dưỡng của con trẻ để có sự lựa chọn phù hợp.
Đối với khâu chế biến thức ăn, bố mẹ cần tuân thủ đúng quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước khi chế biến gia đình phải rưa tay thật sạch bằng xà phòng, luôn theo nguyên tắc “ăn chín uống sôi” để con khỏe mạnh, cả nhà vui vẻ đón xuân Canh Tý 2020 .
Khi mua các thực phẩm chế biến sẵn dự trữ trong nhà, gia đình nên chọn những nhãn hàng chất lượng, có uu tín và xem kỹ hạn sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe của bé cưng và cả gia đình.
Các loại hạt để đãi khách và ăn vặt trong gia đình ngày Tết như hạt bí, hạt dưa, hướng dương, đậu phộng, hạt dẻ,…phải để xa tầm mắt, tầm tay của trẻ. Điều này giúp phòng ngừa các tai nạn hóc, sặc vỏ hạt khi con tự ý bóc ăn.
Chú ý bổ sung cho con các loại trái cây tươi để ngày xuân thêm vị ngọt. Tuy nhiên, trước khi cho bé thưởng thức mẹ nên loại bỏ hạt và kiểm tra tỉ mỉ xem còn sót không. Những loại quả cần bỏ hạt như mãng cầu, dưa hấu, cam, quýt, bưởi, lồng mức,…
Vào những ngày Tết bố mẹ nên hạn chế cho con ăn nhiều món ngọt như mứt, kẹo, nước ngọt, bánh ngọt,…sẽ làm con dễ no hơi và bỏ bữa chính. Bên cạnh đó, ăn nhiều đồ ngọt còn có thể làm con bị nóng trong người, đau họng.
>>>>>Xem thêm: Giá xe ô tô điện cho trẻ em bao nhiêu và những mẫu xe tốt nhất
Món ăn ngày Tết cho bé trên 1 tuổi ăn cơm được trên đây, sẽ giúp bé bổ sung đầy đủ chất chất dinh dưỡng cần thiết. Không những vậy, nó còn giúp tiết kiệm được thời gian, công sức để làm nhiều việc chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên Đán 2020 sắp tới. Mong rằng, những gợi ý mà Chuyên mục Có con 1-12 tuổi của Blogtretho.edu.vn vừa chia sẻ, sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc con chu đáo. Chúc cả nhà ăn Tết vui vẻ, năm mới hạnh phúc và bình an nhé.
Ngọc Hân tổng hợp