Mô tả chi tiết các giai đoạn chuyển dạ trong quá trình sinh con

Rate this post

Trải qua 3 giai đoạn của cơn đau chuyển dạ sẽ đến kỳ sinh nở. Đó là quá trình sinh con đầy đau đớn, khó khăn nhưng cũng ngập tràn hạnh phúc của bất cứ ai đảm nhận thiên chức làm mẹ cao quý.

Bạn đang đọc: Mô tả chi tiết các giai đoạn chuyển dạ trong quá trình sinh con

Mô tả chi tiết các giai đoạn chuyển dạ trong quá trình sinh con

Cơn đau chuyển dạ vô cùng đau đớn

Dưới đây là những tóm tắt đơn giản giúp bạn hình dung về quá trình sinh con “điển hình” qua ngã âm đạo.

Ba giai đoạn của cơn chuyển dạ

Mỗi ca sinh đều là duy nhất. Nhưng các các ca sinh qua ngã âm đạo đều phải trải qua những giai đoạn điển hình:

1. Giai đoạn đầu tiên: Giãn nở và làm mỏng chất nhầy cổ tử cung

Trong giai đoạn này sẽ chia nhỏ thành các giai đoạn

  • a. Giai đoạn đầu
  • b. Giai đoạn hoạt động
  • c. Giai đoạn chuyển tiếp

2. Giai đoạn thứ hai: Rặn và sinh

3. Giai đoạn thứ ba: Sổ nhau

Thời gian kéo dài một ca sinh đối với các bà mẹ mang thai lần đầu, trung bình mất khoảng 14 tiếng. Như vậy, có người sẽ sinh sớm hơn, ngược lại cũng có người kéo dài hơn. Đối với những người đã từng trải qua chuyện sinh nở, trung bình cơn chuyển dạ có thể kéo dài khoảng 8 tiếng.

Giai đoạn đầu tiên: Giãn nở và làm mỏng chất nhầy cổ tử cung

Giai đoạn đầu – cổ tử cung nở ra từ 0 – 3 hoặc 4cm

Mô tả chi tiết các giai đoạn chuyển dạ trong quá trình sinh con

Giai đoạn đầu của cơn chuyển dạ cổ tử cung nở ra từ 0 đến 3 hoặc 4 cm

Đối với bà mẹ sinh con so, bước đầu tiên này trong quá trình sinh con kéo dài từ khoảng 6 – 10 tiếng. Tuy nhiên, nó có thể rút ngắn hơn (đặc biệt đối với những bà mẹ sinh con rạ) hoặc kéo dài thêm.

– Những điều bạn có thể trải nghiệm: Cơn đau chuyển dạ xảy ra ở mỗi phụ nữ sẽ rất khác nhau. Ở một số người, cổ tử cung sẽ nở ra đến 3cm trước khi xuất hiện cơn co thắt. Những phụ nữ khác có thể cảm thấy cơn đau mạnh mẽ hơn nhưng lại không có hiện tượng giãn nở cổ tử cung. Tuy nhiên, điểm chung nhất vẫn là sự giãn nở và làm mỏng chất nhầy cổ tử cung diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày. Các cơn co thắt có thể nhẹ nhàng và hơi bất thường, xuất hiện cách khoảng 5-30 phút và kéo dài từ 30 đến 45 giây. Ngoài ra, bạn có thể thấy ít dịch tiết màu hồng xuất hiện và cảm giác đau, rất khó chịu ở vùng bụng. Màng ối cũng có thể vỡ trong giai đoạn đầu này hoặc đến giai đoạn thứ hai. Nếu có, bạn nên báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện.

– Điều cần làm: Giai đoạn đầu của cơn chuyển dạ thường được gọi đùa là “giai đoạn giải trí”, bởi lẽ nó rất có ích trong việc giúp bạn chuẩn bị tâm lý để tập trung cho giai đoạn chuyển tiếp. Nếu các cơn co thắt vẫn tương đối nhẹ và khoảng cách mỗi cơn cách nhau hơn 5 phút hoặc hơn, bạn có thể tiếp tục ở nhà và giữ liên lạc với các bác sĩ của mình. Để giữ bình tĩnh trong lúc chờ đợi, bạn nên thư giãn với các hoạt như nghe nhạc, chơi bài hoặc xem truyền hình. Nếu chờ đợi với các trò giải trí này không đủ giúp bạn bình tĩnh hơn, hãy thử đi dạo một đoạn.

Giai đoạn hoạt động – cổ tử cung nở từ 4-7cm

Giai đoạn này chuẩn bị cho việc sinh nở nên hầu thai phụ đều cảm nhận cơn đau mạnh mẽ hơn. Nó có thể kéo dài trung bình từ 3-6 tiếng nếu mẹ sinh lần đầu và giảm khoảng một nửa thời gian nếu mẹ sinh con rạ.

– Những điều bạn có thể trải nghiệm: Trong giai đoạn hoạt động, cơn co thắt đến đều đặn và tăng dần về cường độ cũng như tần số. Trung bình cứ 3-5 phút mẹ sẽ thấy cơn đau xuất hiện trở lại. Cơn đau chuyển dạ có thể bắt đầu ở phía dưới lưng, bụng và đùi. Nó đau đớn và khiến bạn rất khó để nói chuyện với người khác. Bạn cũng có thể thấy dịch tiết xuất hiện nhiều hơn với màu hồng nhạt hoặc nâu, thậm chí là màu đỏ tươi.

– Điều cần làm: Lúc này, bạn nên đi tiểu, uống nước và tranh thủ thực hành bài tập thở hoặc các kỹ thuật thư giãn đã tiếp thu ở các lớp tiền sản. Hãy cố gắng thư giãn và trấn an bản thân xem đó là chuyện bình thường để giảm bớt sự sợ hãi. Nếu bạn sinh ở nơi có dịch vụ tốt, các nhân viên y tế có thể cho bạn thư giãn trong bồn nước ấm. Nếu bạn chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng thì đây là lúc thích hợp để tiến hành.

Giai đoạn chuyển tiếp – cổ tử cung nở ra từ 8 – 10cm

Đây là giai đoạn cuối cùng trong các giai đoạn đầu tiên của cơn chuyển dạ. Nó có thể kéo dài từ 20 phút đến hai tiếng đối với người sinh đầu tiên và qua đi khá chóng vánh với những ai đã từng sinh nở.

– Những điều bạn có thể trải nghiệm: Các cơn co thắt trong giai đoạn này thường rất dữ dội, mỗi cơn cách khoảng 1-3 phút. Mệt mỏi, run rẩy và buồn nôn sẽ càng tăng nhất là khi cổ tử cung đã hoàn toàn mở. Bạn sẽ cảm thấy một sự thôi thúc mạnh mẽ để trì bụng xuống. Cùng với áp lực ở vùng trực tràng và cơn đau nhói ở vùng âm đạo như thể em bé đã di chuyển xuống phía cửa âm đạo. Lúc này, bạn sẽ cảm giác như muốn rặn, nhưng đừng vội cho đến khi bác sĩ ra hiệu.

– Điều cần làm: Với sự hướng dẫn của các nhân viên y tế, bạn nên tập trung thở và dùng kỹ thuật thư giãn để cùng phối hợp. Nếu cơn rặn đẩy thôi thúc mạnh mẽ mà tử cung chưa mở hoàn toàn, các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật thở để chống lại nó. Đừng sợ bạn sẽ mất kiểm soát trong cơn rặn đẻ vì điều đó đã được xử lý trước khi bạn bước lên bàn sinh.

Giai đoạn thứ hai: Rặn và sinh

Tìm hiểu thêm: Siêu âm đầu dò có hại gì cho em bé trong bụng không?

Mô tả chi tiết các giai đoạn chuyển dạ trong quá trình sinh con

Rặn và sinh

Giai đoạn thứ hai của quá trình sinh con bắt đầu khi cổ tử cung giãn nở hoàn toàn. Nó kéo dài trung bình khoảng 1,5 đến 2 tiếng đối với các bà mẹ sinh con lần đầu. Nếu đã từng sinh con trước đó, bạn có thể kéo dài từ vài phút đến 2 tiếng.

– Những điều bạn có thể trải nghiệm: Sự thôi thúc để đẩy thai nhi ra ngoài qua ngã âm đạo vẫn tiếp tục và mạnh mẽ hơn cho đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn. Các cơn co thắt vẫn tiếp diễn và một số thai phụ có thể buồn nôn hoặc nôn. Khi bắt đầu rặn, bạn có thể sẽ bị khó thở và kiệt sức. Cơn đau quanh khu vực âm đạo và đáy chậu sẽ càng lúc càng dữ dội hơn. Đầu của bé có thể nhô ra ở phần rộng nhất của đáy chậu và đây là lúc thích hợp để rạch tầng sinh môn (một vết mổ được thực hiện tại khu vực giữa âm đạo và trực tràng để mở rộng cửa âm đạo). Các nữ hộ sinh sẽ yêu cầu bạn rặn mạnh hơn hoặc chậm hơn tùy vào sự xuất hiện của đầu em bé. Sau hết, với một cơn rặn mạnh cuối cùng, em bé của bạn đã chào đời.

– Điều cần làm: Hãy thực hiện theo những gì các nữ hộ sinh và bác sĩ hướng dẫn trong cách thở, lấy hơi và rặn để tiết kiệm sức lực. Sự chỉ dẫn của họ lúc này là những gì tốt nhất dành cho bạn để có được ca sinh “mẹ tròn con vuông”.

Giai đoạn thứ ba: Sổ nhau

Mô tả chi tiết các giai đoạn chuyển dạ trong quá trình sinh con

>>>>>Xem thêm: 8 cách tuyệt vời giúp mẹ bầu thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới ông bố tương lai

Bác sĩ chăm sóc bà mẹ sau sinh

Những khoảnh khắc đáng kinh ngạc của con được tiếp nối ngay sau khi sổ nhau. Giai đoạn này thường mất từ vài phút đến nửa tiếng.

– Những điều bạn có thể trải nghiệm: Lúc này, bạn quá say mê để nhìn ngắm thiên thần nhỏ mà không cảm nhận được nhiều về giai đoạn này. Khi sổ nhau, bạn sẽ có cảm giác như bị chuột rút.

– Điều cần làm: Nữ hộ sinh sẽ yêu cầu bạn bế con áp vào ngực và cho bé bú để kích thích tử cung co bóp. Một số bác sĩ có thể massage nhẹ nhàng vùng bụng của bạn để giúp kích thích sổ thai. Đây đã là giai đoạn cuối cùng của quá trình sinh nở và niềm hạnh phúc khi được nhìn thấy con có thể áp đảo toàn bộ cơn đau đớn của bạn. Xung quanh có thể rất ồn ã, nhưng hãy tranh thủ chợp mắt và nghĩ về con trong lúc nghỉ ngơi.

Blogtretho.edu.vn

Nguồn: Ps

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *