Mô tả chi tiết 3 giai đoạn chuyển dạ ở mẹ sinh thường

Rate this post

Quá trình chuyển dạ của mẹ bầu có ba giai đoạn. Với những mẹ mới sinh lần đầu tiên, ba giai đoạn này có thể mất từ 15 đến 20 giờ. Nếu mẹ không phải chuyển dạ lần đầu thì thời gian có thể ngắn hơn, khoảng 8 giờ đồng hồ.

Bạn đang đọc: Mô tả chi tiết 3 giai đoạn chuyển dạ ở mẹ sinh thường

Đây được xem là khoảng thời gian “dài nhất” đối với một số mẹ bầu, và trở thành nỗi ám ảnh đối với tất cả chị em phụ nữ khi mang thai và sinh con. Để không quá hoang mang với những cơn đau kéo dài đằng đẵng này, mẹ bầu hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu ba giai đoạn này nhé.

1. Giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu được chia ra làm hai giai đoạn nhỏ hơn là giai đoạn chuyển dạ sớm và giai đoạn chuyển dạ tích cực. Nó được tính từ lúc các cơn co thắt tử cung bắt đầu xuất hiện và kết thúc khi cổ tử cung giãn nở hoàn toàn, đạt đến kích thước khoảng 10cm.

Mô tả chi tiết 3 giai đoạn chuyển dạ ở mẹ sinh thường

Quá trình chuyển dạ sớm kéo dài và lúc này mẹ bầu vẫn nên đi lại, vận động nhẹ nhàng cho dễ sinh.

Sự chuyển dạ sớm thường khó xác định. Bởi những cơn gò chuyển dạ giả Braxton Hicks có thể khiến mẹ nhầm lẫn với những cơn gò chuyển dạ thật sự.

Thời kỳ chuyển dạ kéo dài và vì vậy mẹ vẫn có thể nằm ở nhà để nghỉ ngơi nếu được bác sĩ cho phép. Tuy nhiên, việc được kiểm tra cẩn thận từ bác sĩ là không được bỏ qua đâu đấy.

Khi cổ tử cung giãn ra khoảng 4cm thì kết thúc thời kỳ chuyển dạ sớm. Các cơn co thắt bắt đầu tăng tốc, nhanh, mạnh và có thời gian kéo dài lâu hơn để đưa mẹ bầu bước vào thời kỳ chuyển dạ tích cực.

Cuối cùng, khi cổ tử cung giãn ra được 8-10cm thì các cơn chuyển dạ tích cực bước vào thời kỳ cuối và chuẩn bị để nhảy sang giai đoạn hai. Lúc này được gọi là thời kỳ chuyển tiếp. Các cơn co thắt trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, liên tục xuất hiện và kéo dài từ hơn một phút.

2. Giai đoạn 2

Giai đoạn hai hay còn gọi là giai đoạn rặn đẻ. Lúc này cổ tử cung đã hoàn toàn giãn nở và sẵn sàng để đẩy bé ra ngoài. Giai đoạn này có thể kéo dài trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Lúc này đầu bé sẽ được đẩy ra ngoài khi mẹ cố sức rặn. Khi đầu bé ra ngoài hoàn toàn, bác sĩ sẽ làm sạch chất nhầy trong miệng, mũi và tìm dây rốn ở quanh cổ bé. Lúc này đầu bé nằm ở tư thế quay sang một bên để vai xoay trong xương chậu và tìm vị trí thuận lợi để chui ra.

Tìm hiểu thêm: Thai nhi 14 tuần tuổi mẹ bầu thay đổi như thế nào và nên ăn những gì?

Mô tả chi tiết 3 giai đoạn chuyển dạ ở mẹ sinh thường

Rặn đẻ là lúc mẹ cần nhiều sức lực nhất.

Các đợt rặn tiếp theo đó sẽ dần dần đẩy hết cơ thể bé ra ngoài.

Khi thực hiện giai đoạn này, việc hít thở và rặn đẻ rất quan trọng. Lúc này mẹ nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu không những bước rặn sai có thể khiến cho việc sinh nở khó khăn hơn.

Có rất nhiều cảm xúc khi mẹ sinh được con ra ngoài. Đó có thể là sự nhẹ nhõm khi cuộc sinh kết thúc, đó cũng có thể là hạnh phúc, lòng tự hào hay là sợ hãi… Một số mẹ có thể mệt lã sau khi sinh. Nhưng một số mẹ khác thì lại cảm thấy sung sức hơn bao giờ hết.

3. Giai đoạn 3

Mô tả chi tiết 3 giai đoạn chuyển dạ ở mẹ sinh thường

>>>>>Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ là gì và chỉ số tiểu đường thai kỳ thế nào mới an toàn?

Giai đoạn này mẹ đã nhìn thấy mặt của bé yêu rồi.

Giai đoạn này là giai đoạn nhẹ nhàng nhất trong suốt quá trình sinh. Nó được tính từ lúc bé được sinh ra đến lúc nhau thai được cắt. Các cơn co thắt lúc này đã nhẹ hơn rất nhiều để đẩy nhau thai còn sót trong người mẹ ra. Thường giai đoạn này chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ.

Và giờ, sau khi đã trải qua ba giai đoạn. Mẹ đã vượt qua hành trình để trở thành mẹ đầy khó khăn. Việc bây giờ là mẹ hãy nghỉ ngơi và tận hưởng niềm hạnh phúc khi có con trong đời nhé.

Blogtretho.edu.vn (Tổng Hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *