Bảng cân nặng của trẻ nhỏ dưới 12 tháng là cơ sở để mẹ có thể theo dõi sức khỏe của con mình đang ở mức độ nào và đã đạt chuẩn hay chưa. Đồng thời, việc quan sát và theo dõi sẽ giúp mẹ có thể cải thiện quá trình chăm con tốt hơn để bé có thể phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời.
Bạn đang đọc: Mẹ theo dõi bảng cân nặng của trẻ để chăm con tốt hơn
Cân nặng là yếu tố quyết định đến hình thể, sức khỏe và sức đề kháng của bé trước môi trường xung quanh. Theo dõi bảng cân nặng của trẻ sẽ giúp mẹ biết được tình trạng con mình nên tăng bao nhiêu kg là đạt chuẩn để có sự điều chỉnh phù hợp.
Contents
- 1 1. Bảng cân nặng của trẻ dưới 12 tháng
- 2 2. Các vấn đề cân nặng mà bé có thể gặp phải
- 3 3. Bí quyết chăm con khỏe mạnh cho mẹ
- 4 Chơi gì để giúp bé 6 – 12 tháng tuổi phát triển thể chất
- 5 Chuẩn phát triển của trẻ trong 12 tháng đầu đời
- 6 Mô tả chi tiết sự phát triển chiều cao, cân nặng, lịch ăn ngủ của bé từ 0 – 12 tháng tuổi
- 7 Bé 1 tháng tuổi tăng bao nhiêu kg là đạt chuẩn
- 8 Top 10 kem chống nắng cho bé an toàn, tốt nhất hiện nay
- 9 Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
- 10 Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
- 11 Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
- 12 Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
- 13 Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
- 14 Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
- 15 Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
- 16 Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
- 17 Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
- 18 Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
- 19 Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
1. Bảng cân nặng của trẻ dưới 12 tháng
Theo như chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, cân nặng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sinh ra quá nhỏ và không đảm bảo về cân nặng thì rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Ngược lại, với những bé sinh ra quá lớn thì khi lớn lên sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì. Do đó, bố mẹ cần theo dõi bảng cân nặng của trẻ đều đặn mỗi tháng để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống để biết con mình tăng bao nhiêu cân là đạt chuẩn.
Cũng theo báo cáo khảo sát của các trẻ sơ sinh ở nhiều quốc gia khác nhau, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra bảng cân nặng của trẻ dưới 12 tháng chuẩn nhất. Các mẹ có thể tham khảo ngay sau đây.
Giữa bé trai và bé gái, cân nặng sẽ có sự khác nhau tương đối. Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, cân nặng của bé sẽ có tăng lên rõ rệt do lúc này bé dần quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Do đó, các cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn tăng cường khả năng hấp thụ giúp bé lớn nhanh và khỏe mạnh hơn.
Để theo dõi xem bé có phát triển bình thường hay không, ngoài việc cho con ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên thường xuyên theo dõi bảng cân nặng của trẻ trong những tháng đầu đời. Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên, mẹ nên tiến hành đo cân nặng của bé 1 tuần/ lần và giảm xuống 1-2 lần/ tháng sau đó. Từ 5 tháng trở đi mẹ có thể thực hiện 1 lần/ tháng.
2. Các vấn đề cân nặng mà bé có thể gặp phải
Trong giai đoạn từ 0- 12 tháng, bảng cân nặng của trẻ có thể thay đổi thất thường và không phải bé nào cũng có thể giống nhau. Sau đây là 3 vấn đề về cân nặng cơ bản mà bé có thể gặp phải:
2.1 Bé bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng có thể gặp ở nhiều trẻ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng chỉ là tình trạng cảnh báo mức độ phát triển của con chưa tốt chứ không có nghĩa là bé sẽ không phát triển nữa. Nguyên nhân của hiện tượng suy dinh dưỡng là:
Thực đơn dinh dưỡng cho bé nghèo nàn, đặc biệt là nguồn sữa mẹ khiến bé không hấp thụ được dưỡng chất.
Bé ăn không đủ lượng calo cần thiết nên không đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
Bé bị mắc một số bệnh về khả năng tiêu hóa cũng như hấp thụ thức ăn. Khi gặp trường hợp này, mẹ nên cho con đi thăm khám ở bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp.
2.2 Bé bị dư thừa cân nặng
Trái với trường hợp suy dinh dưỡng, có nhiều bé lại bị dư thừa cân nặng. Nguyên nhân của tình trạng này là do mẹ cho bé ăn đồ ăn có nhiều tinh bột, chất béo và đường nên với những bé hấp thụ tốt rất dễ bị thừa cân. Ngoài ra, bé ít tham gia các hoạt động thể thao, vận động nên không tiêu hao năng lượng, dẫn đến lượng calo nạp vào cơ thể dư thừa.
2.3 Cân nặng thay đổi thất thường
Đây là vấn đề mà nhiều mẹ hiện nay vô cùng quan tâm. Khi theo dõi bảng cân nặng của trẻ, mẹ sẽ thấy có tháng bé tăng cân rất tốt nhưng cũng có tháng không lên được chút nào. Sự thay đổi thất thường này sẽ khiến cho cơ thể bé không phát triển ổn định. Nguyên nhân vấn đề nằm ở chính ngay trong cách chăm sóc, ăn uống và hoạt động hàng ngày của bé. Mặt khác, bạn cũng nên cho con đi thăm khám định kì để kiểm tra sức khỏe bé tốt hơn.
3. Bí quyết chăm con khỏe mạnh cho mẹ
Để con phát triển theo bảng cân nặng của trẻ một cách hợp lý, mẹ cần chú ý điều chỉnh cách chăm sóc con bằng những bí quyết sau đây:
Bổ sung chất dinh dưỡng cho con: Khi trẻ đã có thể ăn dặm được, mẹ nên bổ sung các chất như tinh bột, đạm, canxi, các loại Vitamin A, B, C,… bằng cách sử dụng đa dạng các loại thực phẩm phù hợp, an toàn.
Cho con ăn đầy đủ một ngày 3 bữa. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp cho bé ăn thêm các bữa phụ và các loại trái cây trong ngày để bé có đủ dưỡng chất cần thiết.
Ngoài thời gian cho con ngủ đủ giấc, bạn cũng nên khuyến khích cho bé ra ngoài hoạt động vui chơi khoảng 30 phút để tiêu hao năng lượng, giáo dục trí tuệ cho trẻ . Chắc chắn kết hợp những điều này sẽ khiến bé tăng cân đều đặn.
Chăm con khỏe mạnh không chỉ là cách thể hiện tình yêu mà còn là nghệ thuật của người mẹ. Thường xuyên quan sát và kiểm tra bảng cân nặng của trẻ , mẹ sẽ đảm bảo cho bé có sự phát triển tiền đề tốt nhất. Chúc các mẹ chăm sóc tốt!
Hoài Nguyễn – Nguồn tổng hợp
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Chơi gì để giúp bé 6 – 12 tháng tuổi phát triển thể chất
Chuẩn phát triển của trẻ trong 12 tháng đầu đời
Mô tả chi tiết sự phát triển chiều cao, cân nặng, lịch ăn ngủ của bé từ 0 – 12 tháng tuổi
Bé 1 tháng tuổi tăng bao nhiêu kg là đạt chuẩn
CHỦ ĐỀ MỚI
Top 10 kem chống nắng cho bé an toàn, tốt nhất hiện nay
Tìm hiểu thêm: Bé 4 tháng bị sổ mũi, các mẹ cần phải làm gì?
Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
>>>>>Xem thêm: Bé 4 tháng tuổi biết làm gì và những lưu ý cơ bản dành cho mẹ khi chăm sóc bé ở độ tuổi này