Có nên cho em bé bú khi mẹ đang mang thai không là băn khoăn của không ít mẹ bầu đang có con mọn. Tuy nhiên, với những thông tin Blogtretho.edu.vn cung cấp dưới đây thì mẹ đừng quá lo lắng nhé!
Bạn đang đọc: Mẹ có nên cho “tập 1” bú khi đang mang thai “tập 2”?
Theo các bác sĩ, nếu mẹ có sức khỏe tốt thì vẫn có thể cho con bú khi đang mang thai. Việc này có thể kéo dài đến khi bé thứ hai được sinh ra và cả hai bé cùng bú sữa mẹ.
Tuy nhiên, lo lắng phổ biến của các mẹ trong hoàn cảnh này là cơ thể không đủ chất dinh dưỡng để vừa nuôi bào thai, vừa tạo sữa cho bé. Nhưng các mẹ không nên quá lo lắng, theo đó mẹ chỉ cần ăn uống khoa học, cân bằng theo nhu cầu cơ thể là được.
Mẹ không nhất thiết phải chuyển bé lớn qua ăn dặm hoàn toàn khi mang thai.
Một trong những trường hợp mẹ bầu nên dừng cho con bú mặc dù sức khỏe bình thường là khi có những dấu hiệu cho thấy vú bị kích thích mạnh khiến cơ thể có thể tạo nên các cơn co thắt tử cung. Hormone oxytocin được tiết ra khi tuyến vú bị kích thích có thể khiến cho mẹ bầu sinh non vì các cơn co thắt được tạo ra giống như khi mẹ chuyển dạ.
Tuy nhiên, lượng hormone này không quá nhiều, và thường không đủ để những cơ co thắt trở nên mãnh liệt như khi mẹ sinh.
Một số trường hợp mẹ bầu thực sự đối mặt với nguy cơ sinh non do kích thích từ tuyến vú khi cho con bú là nhóm có nguy cơ chuyển dạ sớm. Thường lúc này bác sĩ sẽ cấm mọi hình thức kích thích núi đôi. Và dĩ nhiên lúc này việc cho bé bú cũng nên dừng lại để bảo đảm an toàn cho thai nhi.
Trong thời gian mẹ bầu cho bé bú, một số thay đổi dưới đây có thể xảy ra. Những thay đổi này hoàn toàn bình thường:
Tìm hiểu thêm: 6 tác dụng thần kỳ của bí đỏ đối với thai nhi và mẹ bầu
>>>>>Xem thêm: Sảy thai tự nhiên bao lâu có thai lại nhanh nhất và an toàn nhất
Với chế độ dinh dưỡng hợp lý mẹ bầu vẫn đảm bảo được sức khỏe cho thai nhi và sữa cho bé.
– Núm vú và bầu ngực của mẹ bầu có thể không được cương cứng như tình trạng chung của các thai phụ mà có xu hướng mềm hơn.
– Nguồn sữa của mẹ bầu trong khi cho con bú có thể sẽ không được dồi dào như trước.
– Sữa mẹ có mùi khác lạ. Đây có thể là nhận xét của bé. Sự thay đổi này là do vào tháng thứ 9 có thể mẹ bầu sẽ tiết sữa non theo đúng quy luật của cơ thể. Sữa non thường đặc hơn, ngả vàng và có mùi khác với sữa bình thường của mẹ.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)