Mẹ bầu thừa cân khi mang thai và những điều cần lưu ý

Rate this post

Mẹ bầu thừa cân khi mang thai là một tình trạng rất cần được điều chỉnh. Vì cân nặng trong thai kỳ ngoài phản ánh sức khỏe, nó còn có thể là nguy cơ gây ra một số tình trạng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát hợp lý. Vậy thừa cân khi mang thai chúng ta cần lưu ý gì, mẹ bầu cùng theo dõi ngay sau đây nhé. 

Bạn đang đọc: Mẹ bầu thừa cân khi mang thai và những điều cần lưu ý

Mẹ bầu thừa cân khi mang thai và những điều cần lưu ý

1. Thế nào là thừa cân khi mang thai

BMI – chỉ số khối cơ thể là chỉ số được dùng để xác định một người gầy hay béo. Nó được tính bằng cách lấy cân nặng (đơn vị kg) chia cho bình phương chiều cao (đơn vị m). Cụ thể chỉ số BMI như sau:

  • BMI
  • BMI từ 18.5 – 24.9: cân nặng khỏe mạnh
  • BMI từ 25 – 29.9: thừa cân
  • BMI từ 30 – 39.9: béo phì
  • BMI từ 40: béo phì nghiêm trọng

Do khi mang thai, việc sử dụng BMI làm thước đo mức độ gầy béo không còn được chính xác nữa, nên để xác định một phụ nữ có bị thừa cân khi mang thai hay không, chúng ta cần dựa vào trọng lượng của người đó trước khi mang thai.

Nếu bạn bị thừa cân trước khi có thai thì bạn vẫn có cơ hội giảm cân đến trọng lượng khỏe mạnh. Việc này sẽ giúp tăng cơ hội mang thai cũng như giảm các nguy cơ bạn và em bé có thể gặp phải trong thai kỳ do thừa cân. 

Mẹ bầu thừa cân khi mang thai và những điều cần lưu ý

Nếu bạn chưa kịp giảm cân mà đã có thai, thì khả năng bạn bị thừa cân trong thai kỳ khá cao. Vì quá trình mang thai sẽ khiến bạn tăng một số cân nặng nhất định (do em bé và tử cung lớn dần cũng như lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên), cộng thêm với trọng lượng “thừa” khi chưa mang thai. Tuy vậy bạn cũng không nên quá căng thẳng và lo lắng vì dù nguy cơ biến chứng thai kỳ và sinh nở tăng lên, nhưng hầu hết phụ nữ thừa cân khi mang thai đều có một thai kỳ thuận lợi và em bé khỏe mạnh.

Trong lần khám thai đầu tiên (ở giai đoạn sớm của thai kỳ và hầu như bạn chưa tăng cân), y tá hoặc bác sỹ sẽ hỏi chiều cao và cân nặng của bạn để tính chỉ số BMI. Họ sẽ xác định và thông báo cho bạn biết bạn thuộc nhóm cân nặng nào.

Nếu bác sỹ sử dụng những từ như “thừa cân” hay “béo phì” đối với bạn thì bạn cũng không nên tức giận hay thấy bị xúc phạm. Vì thực tế họ chỉ dựa trên chỉ số cơ thể của bạn mà thôi, và những chỉ số này không biết nói dối. Việc dùng những từ này giúp thể hiện chính xác tình trạng cơ thể bạn. Từ đó bác sỹ sẽ đưa ra những lời khuyên, tư vấn và hỗ trợ tốt nhất giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh cũng như hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. 

Mẹ bầu thừa cân khi mang thai và những điều cần lưu ý

2. Mẹ bầu thừa cân khi mang thai và nguy cơ

Nếu bạn có chỉ số BMI cao (trên 25) trước khi mang thai hoặc trong giai đoạn sớm của thai kỳ, thì sức khỏe của bạn và sự phát triển của em bé có thể bị ảnh hưởng. Chỉ số BMI càng cao thì nguy cơ càng lớn.

Các nguy cơ đối với bạn bao gồm:

  • Huyết áp cao và tiền sản giật
  • Huyết khối (cục máu đông)
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Sinh non
  • Quá trình chuyển dạ và sinh nở diễn ra lâu hơn
  • Nguy cơ cao phải mổ lấy thai khẩn cấp
  • Băng huyết sau sinh

Nguy cơ đối với em bé nếu bạn có chỉ số BMI cao, bao gồm:

  • Sảy thai
  • Sinh non
  • Thai lưu
  • Thai to
  • Nguy cơ trẻ bị béo phì và tiểu đường sau này 

Mẹ bầu thừa cân khi mang thai và những điều cần lưu ý

3. Bạn có thể làm giảm rủi ro nếu thừa cân khi mang bầu không?

Một điều chắc chắn là bạn không thể giảm tất cả các rủi ro nếu bạn thừa cân khi mang bầu. Nhưng có rất nhiều việc bạn có thể làm để đảm bảo bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hơn, chẳng hạn như:

  • Bạn đi khám thai định kỳ đầy đủ và thực hiện tất cả các cuộc kiểm tra huyết áp cũng như xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi được chỉ định
  • Ăn uống lành mạnh và luôn năng động
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết theo yêu cần của bác sỹ sản khoa
  • Thực hiện bất kỳ lời khuyên chuyên môn nào từ các bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng và sản khoa 

Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn gì để con được khỏe mạnh và thông minh?

Mẹ bầu thừa cân khi mang thai và những điều cần lưu ý

4. Bạn có nên thử giảm cân nếu thừa cân khi mang thai?

Câu trả lời là “Không”. Ngay cả khi bạn được phân vào nhóm béo phì thì việc ăn kiêng và giảm cân trong thời gian mang bầu cũng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn cũng như em bé.

Vì vậy, nếu bạn thừa cân, hãy cố gắng tập trung ăn uống lành mạnh. Vì như vậy bạn có thể không tăng thêm cân, thậm chí là sẽ giảm được một chút trọng lượng. Việc này sẽ không ảnh hưởng đến em bé của bạn.

Ngoài việc ăn uống lành mạnh , bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết theo chỉ định của bác sỹ, đặc biệt là acid folic và vitamin D.

Khi bạn thừa cân trong thai kỳ, lượng acid folic và vitamin D cần thiết có thể cao hơn bình thường một chút, vì vậy bạn hãy tuân theo chỉ định của bác sỹ về việc bổ sung các chất này. 

Mẹ bầu thừa cân khi mang thai và những điều cần lưu ý

5. Bạn nên tăng bao nhiêu cân nếu thừa cân khi mang thai

Thừa cân khi mang thai không có nghĩa là bạn sẽ không cần tăng cân trong thai kỳ. Vì khi có thai, tử cung của bạn và em bé lớn dần cùng với lượng chất lỏng của cơ thể tăng lên là nguyên nhân dẫn đến tăng cân. Do vậy, dù bạn có đang thừa cân với chỉ số BMI từ 25 – 29.9, thì bạn vẫn nên tăng khoảng 7-11.5 kg trong toàn bộ thai kỳ.

6. Bạn nên làm gì nếu bị thừa cân khi mang thai

Mẹ bầu thừa cân khi mang thai nên thực hiện những việc sau:

6.1. Ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát được cân nặng nhưng không làm thiếu hụt hay mất cân bằng giữa các chất nạp vào cơ thể. Bạn hãy cố gắng:

  • Tránh ăn cho hai người (bạn và em bé).
  • Sử dụng nguồn tinh bột từ các loại thực phẩm như khoai tây, bánh mì nâu, gạo/ ngũ cốc nguyên cám.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, các loại đậu, ngũ cốc, các loại hạt, trái cây và rau củ cũng như bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt và mì ống. 

Mẹ bầu thừa cân khi mang thai và những điều cần lưu ý

  • Ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau củ mỗi ngày. Thay vì thực phẩm giàu chất béo và calo, hãy sử dụng thực phẩm ít béo.
  • Ăn càng ít càng tốt những loại thực phẩm sau: thực phẩm chiên, nước ngọt có ga, đồ ngọt, bánh quy nhiều đường và các loại thực phẩm khác chứa nhiều chất béo cũng như đường.
  • Luôn luôn ăn sáng.
  • Theo dõi kích thước khẩu phần ăn của bản thân, đồ ăn nhẹ và tần suất ăn của bạn cũng nên được để ý.

6.2. Tập thể dục

Nếu bạn không thường xuyên tập thể dục trước khi có thai thì đừng đột ngột tăng cường hoạt động khi mang thai. Bạn chỉ nên bắt đầu bằng việc tập thể dục không quá 15 phút liên tục 3 lần một tuần. Sau đó, bạn hãy tăng dần lên ít nhất 30 phút 4 buổi một tuần.

Bạn cũng có thể thử:

  • Thực hiện các hoạt động đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, tập thể dục nhịp điệu cường độ thấp và làm vườn trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
  • Đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy hoặc đi dạo vào giờ ăn trưa. Tránh ngồi trong thời gian dài như xem ti vi hoặc máy tính.

Mẹ bầu thừa cân khi mang thai và những điều cần lưu ý

6.3. Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Việc kiểm soát cân nặng là một vấn đề phức tạp. Nó không chỉ bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống và tập luyện thể thao mà còn chịu tác động của những yếu tố khác nữa. Trong đó có thể kể đến tâm trạng và cảm xúc của bạn.

Tâm trạng và cảm xúc có thể tác động đến khả năng ăn uống thực phẩm lành mạnh cũng như sự năng động của bạn. Nếu bạn không ngủ đủ giấc thì cũng khó có thể ăn ngon miệng. Hoặc các triệu chứng về thể lý như đau lưng khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến cách bạn tập thể dục.

Bạn hãy trao đổi với bác sỹ sản khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng, tâm lý hay huấn luyện viên thể dục để được tư vấn và hỗ trợ trong việc lập kế hoạch cho chế độ ăn uống, tập luyện thể thao và thực hiện lối sống lành mạnh.  

Mẹ bầu thừa cân khi mang thai và những điều cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Que thử thai 2 vạch mờ là có thai hay chưa?

Mẹ bầu thừa cân khi mang thai là vấn đề cần được quan tâm sâu sát vì nó liên quan đến sức khỏe thể lý và tinh thần của mẹ cũng như sự phát triển của em bé. Nếu đây là trường hợp của bạn, hãy đừng quá lo lắng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của bản thân. Thay vào đó, bạn nên khám thai định kỳ đúng hẹn, thực hiện tất cả các chỉ định của bác sỹ và xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện cũng như lối sống lành mạnh. Như vậy, bạn sẽ giảm được rủi ro đối với thai kỳ của mình, cũng như những hiểm họa khi sinh nở một cách đáng kể.

Theo Tommy’s, NHS & Raising Children

Lily Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *