Mẹ bầu ăn mấy quả óc chó 1 ngày là thắc mắc của không ít người. Các bà bầu luôn được khuyến khích ăn các loại hạt như hạnh nhân, óc chó. Vì một chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ nên việc ăn bao nhiêu hạt hay bao nhiêu gram chẳng hạn, đều là mối quan tâm chung. Trong chủ đề này, chúng ta cùng tìm hiểu về quả óc chó với sức khỏe, cũng như lượng bà bầu nên ăn là bao nhiêu nhé.
Bạn đang đọc: Mẹ bầu ăn mấy quả óc chó 1 ngày, dùng nhiều có sao không?
Contents
1. Dinh dưỡng của quả óc chó
Quả óc chó thời xưa được xem là thực phẩm dành cho các vị thần. Hay người ta coi quả óc chó là thức ăn vặt cao cấp mà chỉ giới quý tộc mới dùng. Ngày nay, người ta gọi quả óc chó là siêu thực phẩm. Thành phần dinh dưỡng của nó có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh.
Cứ 100g quả óc chó, chúng ta sẽ thu được:
- 654 calo
- 4% nước
- 15.2g protein
- 13.7g carbohydrate
- 2.6g đường
- 6.7g chất xơ
- 65.2g chất béo
- 9.08g Omega 3
- 38.09g Omega 6
- 1.2mg vitamin C
Ngoài ra, quả óc chó còn chứa nhiều khoáng chất như đồng, phốt pho. Bên cạnh đó, nó còn chứa các vitamin như vitamin B6, vitamin E, mangan và axit folic .
Vì có hàm lượng chất béo khá cao nên quả óc chó được đánh giá là thực phẩm cực giàu năng lượng. Thông thường, nếu như bạn đang chạy marathon hoặc đi bộ đường dài, quả óc chó là loại hạt bổ dưỡng mà bạn nên tích trữ mang theo mình. Vậy còn với bà bầu, ngoài axit folic rất có lợi cho thai kỳ hay tốt cho thần kinh, quả óc chó còn có tác dụng tích cực nào khác cho bà bầu nữa không. Chúng ta cùng tìm hiểu xem sao nhé.
2. Lợi ích của hạt óc chó với sức khỏe thai kỳ và em bé
2.1. Tốt cho não bộ của em bé
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học châu Âu đã cho thấy, có mối liên hệ giữa chế độ ăn uống giàu các loại hạt của các bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ và cải thiện sự phát triển thần kinh ở trẻ. Phân tích của nghiên cứu chỉ ra, những trẻ có mẹ ăn nhiều hạt ở 3 tháng đầu thai kỳ đều thu được kết quả khá tốt, trong các bài kiểm tra đo lường chức năng nhận thức, sự tập trung và trí nhớ.
Các loại hạt mà nghiên cứu này xem xét gồm hạt hạnh nhân, óc chó, đậu phông, hạt thông và quả phỉ. Họ cho rằng, tác dụng và lợi ích quan sát được có thê là do các loại hạt này cung cấp một hàm lượng axit folic đáng kể, nhất là những axit béo thiết yếu như omega-3 và omega-6. Các thành phần này có xu hướng tích tụ trong mô thần kinh, đặc biệt là ở vùng não trước. Chúng ảnh hưởng đến trí nhớ và các chức năng điều hành.
Tìm hiểu thêm: Sinh con trai gái như ý muốn theo cổ học Đông phương
2.2. Tốt cho sự tăng trưởng của thai nhi
Hạt óc chó chứa hàm lượng đồng phong phú. Nên, nó góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi .
2.3. Tốt cho sự phát triển xương và sụn của em bé
Do hạt óc chó chứa lượng mangan không nhỏ. Mangan là chất dinh dưỡng khá quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của xương và sụn của em bé. 1/2 lượng mangan cần thiết hàng ngày có thể được cung cấp bởi 1 khẩu phần hạt óc chó.
2.4. Tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu
Vì hạt óc chó chứa các chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng góp phần tăng cường miễn dịch. Đồng thời hạt óc chó cũng chứa polyphenol có thể góp phần ngăn chặn ung thư.
2.5. Ổn định huyết áp
Hạt óc chó chứa sterol thực vật giúp kiểm soát chloesterol trong máu và tăng mức cholesterol tốt HDL (High Density Lipoprotein). Dầu óc chó có lợi cho việc bảo tồn chức năng các tế bào nội mô, tuyến mạch máu. Các tế bào này có một phần quan trọng trong sự linh hoạt của mạch máu. Nhờ đó, tình trạng viêm mạch máu có thể được kiểm soát.
Hạt óc chó cũng góp phần làm giãn mạch máu. Nên, nó có lợi cho việc kiểm soát huyết áp cao.
Nhìn chung, hạt óc cho rất có lợi trong việc góp phần giữ huyết áp được ổn định. Bà bầu nhờ vậy cũng tránh được cao huyết áp trong thai kỳ.
2.6. Có lợi cho giấc ngủ
Bà bầu càng về cuối thai kỳ càng dễ mất ngủ hoặc ngủ không ngon. Trong khi đó, quả óc chó có thể góp phần điều chỉnh mức độ melatonin. Đây là một hormone liên quan đến giấc ngủ và nhịp sinh học. Melatonin còn được xem là gây ngủ. Nên dùng hạt óc chó có lợi cho giấc ngủ của bà bầu nhất là trong tam cá nguyệt thứ 3.
2.7. Góp phần kiểm soát cân nặng
Hạt óc chó giàu dinh dưỡng nên sẽ khiến bạn no lâu hơn. Nó sẽ ngăn bạn ăn nhiều. Nhờ vậy cân nặng của bạn dễ được kiểm soát hơn.
3. Mẹ bầu ăn quả óc chó có an toàn không
Như chúng ta thấy, quả óc chó có hàm lượng dinh dưỡng cao và có những yếu tố rất có lợi cho thai kỳ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả óc chó hoàn toàn an toàn cho sức khỏe thai kỳ. Nó là một thực phẩm thực sự lành mạnh, tốt cho sức khỏe bà bầu.
Thậm chí, sau sinh, phụ nữ nên tiếp tục dùng hạt óc chó để ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh . Hàm lượng axit alpha-linolenic có trong hạt óc chó cực kỳ tốt chống lại chứng trầm cảm này. Nó cũng giúp chống lại chứng rối loạn tâm thần và chứng mất trí nhớ.
>>>>>Xem thêm: Cập nhật về Zika: CDC cảnh báo mang thai sau khi đã phơi nhiễm là quá muộn
4. Mẹ bầu ăn mấy quả óc chó 1 ngày thì được
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành có thể tiêu thụ tối đa khoảng 15g hạt óc chó/ ngày. Lượng này có thể bằng khoảng 1/2 nắm. Trung bình tốt nhất dùng 2-3 quả/ ngày thì không lo có tác dụng phụ. Dùng 3-4 quả cũng được xem là lượng tiêu thụ trung bình, vừa phải nên an toàn cho sức khỏe.
Như vậy, trung binh mỗi ngày, bà bầu dùng tốt nhất là 2-3 xen kẽ hoặc cùng loại khác để giảm ngán. Do, quả óc chó rất giàu chất béo dễ ngán.
5. Bà bầu ăn quá nhiều hạt óc chó có sao không
Cũng như bao thực phẩm khác kể cả siêu thực phẩm như hạt óc chó, bạn đều được khuyên không nên tiêu thụ quá nhiều. Bạn không nên dùng quá 30g quả óc chó trong một ngày khi đang mang thai . Việc tiêu thụ quá mức quả óc chó có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ và thai nhi như:
- Mẹ bầu bị tiêu chảy .
- Cản trở sự hấp thụ sắt và dẫn đến thiếu máu về lâu dài.
- Dị ứng nhẹ với quả óc chó có thể trở nên trầm trọng hơn. Có thể khiến bạn phá ban, sưng môi, ngứa, chóng mặt và thở khò khè.
- Tăng nguy cơ chảy máu trong khi sinh.
Mẹ bầu ăn mấy quả óc chó 1 ngày hẳn đến đây bạn đã có câu trả lời chi tiết. Bên cạnh đó một số thông tin liên quan hữu ích sẽ giúp bạn tự tin và tích cực dùng hạt óc chó hơn. Nhất là, bạn nên dùng loại hạt này trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Như vậy, bạn sẽ tận dụng được lợi ích của nó tối đa cho sự phát triển của em bé.
Theo FirstCry Parenting, Science Daily & Times of India
Cát Lâm tổng hợp và lược dịch