Mấy tuần có tim thai là thắc mắc của rất nhiều bà bầu. Bởi, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy một thai kỳ đang diễn ra bình thường, thai nhi khỏe mạnh và là điều mà mẹ bầu mong đợi. Tuy nhiên, xoay quanh chủ đề này cũng còn nhiều vấn đề liên quan thường gặp khác, chúng ta cùng tìm hiểu thêm qua nội dung chia sẻ sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Mấy tuần có tim thai và những câu hỏi thường gặp
Contents
1. Mấy tuần thì có tim thai?
Bắt đầu từ tuần thứ 4, tim của thai nhi đã dần hoàn thiện. Sang tuần thứ 7, tim thai bắt đầu hoạt động và có nhịp đập rõ ràng. Lúc này, khi mẹ khám thai sẽ thấy rõ ràng phôi thai trong hình ảnh siêu âm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nghe tim thai muộn hơn, điều này phụ thuộc vào kỳ kinh cuối của mỗi người cũng như sự phát triển của phôi thai. Trong giai đoạn này, trái tim của thai nhi phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó phân chia. Cuối cùng hình thành trái tim có bốn buồng và van tim đầy đủ.
Từ tuần thứ 20 trở đi thì nhịp đập của tim thai đã trở nên rõ ràng hơn và lúc này chỉ cần dùng tai nghe là mẹ đã có thể nghe thấy được. Nhịp đập của tim thai to và ổn định chứng tỏ thai nhi đang phát triển hoàn toàn khoẻ mạnh và bình thường. Tuy nhiên, nếu tim thai đập quá nhanh hoặc quá chậm, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo xấu về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.
2. Nhịp tim thai đập thế nào là bình thường?
Ngoài vấn đề mấy tuần có tim thai thì các chúng ta cũng rất cần quan tâm đến nhịp tim của thai nhi . Bởi nếu nhịp tim đập quá nhanh hoặc chậm bất thường như đã đề cập ở trên, thì đó có thể là dấu hiện cho thấy sức khỏe của mẹ và thai nhi đang gặp vấn đề. Vậy nhip đập của thai nhi như thế nào là ổn định, để chúng ta có căn cứ và nhờ đó xác định được tình trạng bất ổn nếu xảy ra. Mời mẹ cùng theo dõi tiếp ngay sau đây nhé.
- Khi thai kỳ bước vào tuần thứ 15 -16, tim thai đã hoàn chỉnh về cấu tạo với nhịp đập ngày càng rõ ràng hơn. Lúc này tim của bé có thể đảm nhiệm được chức năng bình thường là vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Mỗi ngày, tim thai có thể bơm được 24 lít máu, trung bình tim thai có thể đập 120-160 lần/ phút, trường hợp có thể tăng đến 180 lần/ phút nếu em bé hoạt động nhiều.
- Thai càng lớn, tim thai sẽ đập càng mạnh hơn. Khi bước vào tuần thứ 20, lúc này mẹ đã có thể nghe rất rõ nhịp tim của con bằng tai nghe bình thường. Tuy nhiên, nếu tim thai đập quá nhanh, trên 180 lần/ phút thi mẹ nên đến bệnh viện ngay vì rất có thể bé yêu đang gặp một vấn đề nào đó về sức khỏe.
- Ngược lại trường hợp trên, nếu như tim thai đập chậm, dưới 70 nhịp/ phút thì trường hợp này tim thai bị yếu, bạn có nguy cơ sảy thai rất cao vì thế mẹ bầu nên chú ý dấu hiệu này và tuân thủ lịch thăm khám định kỳ, để theo dõi nhịp đập thai nhi, cũng như tình trạng sức khỏe của hài nhi trong bụng nhé.
- Một phần thú vị liên quan đến nhịp đập của thai nhi không thể không đề cập đến là theo kinh nghiệm cuả một số người, có thể dự đoán giới tính thai nhi thông qua nhịp đập của tim . Nếu tim thai đập dưới 140 nhịp/ phút thì khả năng đó là bé trai. Ngược lại, nhịp tim đập trên 140 nhip/ phút thì khả năng cao đó là bé gái. Tuy nhiên, các bầu cũng lưu ý rằng, đây vẫn là thông tin mang tính chất tham khảo, bởi hiện nay vẫn chưa có bằng chứng để khẳng định được việc này là đúng mẹ nhé.
3. Không có tim thai ở tuần thứ bao nhiêu sẽ là “cảnh báo” nguy hiểm?
Rất nhiều mẹ không tránh khỏi cảm giác lo lắng khi đi siêu âm lần đầu tiên và được bác sĩ thông báo không có hoặc chưa thấy tim thai. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng bởi tim thai sẽ xuất hiện sau đó một vài tuần. Mấy tuần có tim thai thì điều này tùy thuộc theo sự phát triển của từng bé. Việc có thể nghe thấy tim thai hoặc không có tim thai ở 4 tuần đầu tiên không nói lên tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Tuy nhiên với người mẹ mang thai hoàn toàn khỏe mạnh thì tim thai sẽ xuất hiện từ tuần thứ 8-10. Do đó, mẹ cần lưu ý, nếu sau 10 tuần mà vẫn chưa có tim thai thì bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò. Phương pháp siêu âm này được sử dụng để kiểm tra các bất thường của thai nhi và tử cung mẹ bầu.
Sau tuần thứ 10 mà không có tim thai thì người mẹ có thể bị lưu thai hoặc thai nhi yếu do thiếu dưỡng chất. Nếu như mẹ nhận thấy mình xuất hiện các hiện tượng bất thường như ra máu, đau bụng đi kèm với tình trạng mệt mỏi,…trong thời gian này thì cần đến bác sĩ để kiểm tra xét nghiệm. Đây là những dấu hiệu điển hình cho thấy thai đã ngừng phát triển và mẹ bầu cần được can thiệp lấy thai ra càng sớm càng tốt, nhằm phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Theo dõi chỉ số thai nhi theo tuần và những điều mẹ bầu cần biết
4. Mẹ nên làm gì để trái tim của bé phát triển khỏe mạnh?
Đối với những chị em lần đầu làm mẹ, từ khi biết tin có thai cho đến khi được nghe thấy tim thai của con là việc vô cùng ý nghĩa. Thậm chí đối với nhiều mẹ bầu đây còn là cột mốc quan trọng và thiêng liêng nhất.
Ở giai đoạn này, trái tim của bé sẽ gắn liền với cơ thể của mẹ. Do đó, bất cứ sự thay đổi nào của cơ thể mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng và nhịp đập tim của thai nhi. Để giúp trái tim của bé phát triển khỏe mạnh khi chào đời, mẹ cần chú ý chăm sóc cơ thể thật kỹ lưỡng, cũng như có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con nhé.
Về việc chăm sóc sức khỏe, có 3 điều mẹ cần lưu tâm như dưới đây:
4.1. Bổ sung nhóm thực phẩm chứa axit folic
Axit folic cực kỳ quan trọng cho sức khỏe bà bầu cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ngay từ khi có thai, mẹ nên bổ sung mỗi ngày khoảng 500 – 700g axit folic để phòng tránh nguy cơ gây ra những dị tật vô cùng nguy hiểm cho thai nhi và thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.
Mẹ có thể bổ sung axit folic từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như rau xanh, trái cây, sữa và một số sản phẩm chế biến từ sữa… Ngoài ra, mẹ còn có thể bổ sung axit folic bằng cách dùng thuốc bổ, thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ.
4.2. Mẹ bầu tránh dùng các chất kích thích
Để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, trong thời gian mang thai mẹ bầu tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ma túy và các chất kích thích khác. Bởi trong giai đoạn đầu, cơ thể bé còn rất yếu và non nớt, bất cứ thay đổi nhỏ nào trong cơ thể mẹ cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi và tim thai của bé. Khi mẹ sử dụng các chất kích thích với liều lượng quá cao sẽ làm tăng nhịp tim của thai nhi hoặc nghiêm trọng hơn, chúng sẽ tác động đến sự phát triển của van tim và các mạch máu, nguy cơ gây dị tật tim bẩm sinh ở trẻ khi chào đời rất cao.
4.3. Mẹ bầu cần kiểm soát lượng đường trong máu
Nếu mẹ bầu có lượng đường trong máu quá cao sẽ có nguy cơ làm cho tim thai nhi ngừng hoạt động. Chính vì thế, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Sau đây là 2 lưu ý quan trọng trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu nên ghi nhớ:
- Hạn chế tinh bột, bởi nhóm thức ăn này có chứa nhiều carbonhydrat sẽ làm đường trong máu tăng nhanh. Thay vào đó, mẹ bầu có thể ăn thoải mái rau củ không chứa tinh bột như: rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt…
- Bổ sung protein từ thịt lợn, gà, bò, trứng, đậu và các sản phẩm được chế biến từ sữa.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu có nên ăn cà muối – cùng đi tìm câu trả lời chính xác cho chị em
Hy vọng với những chia sẻ trên của Chuyên mục Mang thai , sẽ giúp phần nào cho các chị em phụ nữ có thêm những thông tin bổ ích, để chuẩn bị tốt cho hành trang làm mẹ của mình. Và cuối cùng, để không lo lắng và biết chính xác nhất mấy tuần có tim thai cũng như theo dõi sức khỏe của bé yêu qua nhịp tim, mẹ bầu nên đi siêu âm tim thai định kỳ theo lịch của bác sĩ. Song song đó, mẹ bầu luôn bảo đảm có một chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục đều đặn để thai nhi có nhịp tim khỏe mạnh.
Phụng Nguyễn tổng hợp