Mỗi người phụ nữ với mỗi lần mang thai đều có những cảm giác khác nhau bên cạnh những dấu hiệu chung nhất liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Muốn biết được sự khác biệt ấy như thế nào, bạn có thể tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Bạn đang đọc: Mang thai lần hai có gì khác với mang thai lần đầu?
Những cái hơn của lần mang thai sau so với lần mang thai đầu
So với lần mang thai đầu tiên, lần mang thai thứ hai bạn sẽ thấy vòng bụng lớn rất nhanh.
1. Bụng lớn nhanh hơn: So với lần mang thai đầu tiên, ở “tập hai”, bạn sẽ thấy vòng bụng lớn rất nhanh. Thật dễ hiểu vì lúc này tử cung của bạn giãn nở hơn do đã làm quen với điều kiện phát triển của thai nhi trước đó. Vào đến tam cá nguyệt thứ hai, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi chứng kiến tốc độ chóng mặt của số đo vòng bụng.
2. Sữa non tiết ra sớm hơn:Nếu như ở lần đầu mang thai, sữa non chỉ xuất hiện khi bạn bước vào những tuần cuối cùng của thai kỳ hoặc thậm chí sau sinh thì ở lần mang thai thứ hai, bạn có thể sẽ thấy hiện tượng này sớm hơn từ tuần thứ 27.
3. Xuất hiện nhiều hơn những co thắt:Đây là xu hướng chung có thể nhận thấy qua các ca mang thai lần hai. Theo các bác sĩ sản khoa, điều này cũng chỉ là một hiện tượng bình thường và mức độ nhiều ít còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người phụ nữ.
4. Vùng chậu chịu áp lực lớn hơn:Một số ít sản phụ sẽ cảm thấy điều này rõ ràng hơn khi mang thai vào lần hai. Họ cảm nhận sự đau nhói thỉnh thoảng xuất hiện ở vùng lưng dưới do áp lực đè lên vùng xương chậu.
5. Cảm giác mệt mỏi nhiều hơn:Điều này có lẽ không quá khó hiểu khi cùng lúc bạn vừa phải chống chọi với những triệu chứng thai nghén vừa phải chăm sóc thêm con nhỏ và biết bao công việc ở cơ quan. Chúng sẽ khiến bạn cảm thấy nặng nề và quá tải. Đôi khi có thể tạo nên những cơn stress kéo dài. Vì thế, bạn cần đến sự giúp đỡ nhiều hơn từ người thân để san sẻ bớt gánh nặng con cái và gia đình nhằm tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho thai nhi.
6. Ít sốt sắng mua sắm hơn:Bạn có thể mua rất nhiều vật dụng ở lần mang thai đầu, nhưng đến kỳ mang thai tiếp theo bạn biết cái gì cần thiết và cái gì sẽ là một sự lãng phí. Vì thế, bạn không cần phải sốt sắng mua sắm quá sớm và quá nhiều. Tuy nhiên, sự chuẩn bị lần này luôn chu đáo hơn lần trước.
Mang thai lần hai, bạn nôn nóng hơn trong việc xác định giới tính con.
7. Thắc mắc giới tính thai nhi nhiều hơn: Có lẽ đây là tâm lý chung của nhiều bậc làm cha, làm mẹ ở nước ta. Nếu lần đầu tiên mang thai, người chồng có thể nói “con nào cũng là con” để làm vui lòng vợ, thì ở lần mang thai tiếp theo họ sẽ im lặng và hồi hộp đợi đến ngày biết được con là trai hay gái. Với người phụ nữ, áp lực về giới tính con sẽ còn nặng nề hơn nhất là khi đã có con gái đầu. Mặc dù ngày nay, nhiều người đã quan niệm thoáng hơn về chuyện giới tính con cái, nhưng trong não trạng ăn sâu của hầu hết mọi người, việc có con trai luôn trở thành áp lực không nhỏ.
Chuẩn bị cho việc mang thai lần hai
Về dinh dưỡng
Tìm hiểu thêm: Tiêm vắc xin trước khi mang thai có thật sự cần thiết không?
Dù mang thai lần đầu hay mang thai lần hai, bạn vẫn cần có được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Dù là mang thai lần đầu hay mang thai lần hai, bạn vẫn cần có được sự chuẩn bị thật chu đáo như nhau. Theo đó, bạn nên uống bổ sungaxit folic khoảng 400mcg/ngày trước 3 tháng sau sinh và tăng lên từ 500 – 600mcg/ngày khi đã bước vào thai kỳ. Đồng thời, bổ sung axit folic với các thực phẩm có trong tự nhiên như các loại rau xanh thẫm, ngũ cốc và các loại đậu.
Ngoài ra, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm khác giàu folate (cải bó xôi), giàu canxi (sữa và sản phẩm sữa ít béo), giàu chất sắt (thịt đỏ, rau muống), giàu kẽm (hải sản)…Và đừng quên uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày.
Về sức khỏe thể chất và tinh thần
>>>>>Xem thêm: Hậu quả của thụ tinh nhân tạo – điều không mong đợi nhưng bạn cần phải biết
Bạn cũng có thể thực hiện “tuần trăng mật lần hai” để tìm lại cảm xúc mặn nồng của hai vợ chồng.
Ngoài việc khám sức khỏe tổng quát ra, bạn cũng nên có kế hoạch chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng trước và sau khi mang thai để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải như sinh non, sẩy thai hoặc tiền sản giật.
Lên kế hoạch thư giãn hoặc tự tạo cho mình không gian lãng mạn để cả hai cùng thăng hoa trong cảm xúc, giúp bạn dễ dàng thụ thai hơn. Bạn cũng có thể thực hiện “tuần trăng mật lần hai” để tìm lại cảm xúc mặn nồng của hai vợ chồng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bắt đầu ngay từ bây giờ những bài tập thể dục hoặc các bài yoga để có được nền tảng thể lực tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Về chuyện làm đẹp thai kỳ
Hãy soạn lại những bồ đầm bầu đã có, xem cái nào còn dùng được để tiết kiệm bớt một khoản chi phí mua sắm vì sắp tới bạn sẽ phải học cách chi tiêu thật khéo. Tuy nhiên, đừng quá hà tiện nếu bạn ép bản thân không tự thưởng cho mình một vài bộ đồ mới.
– Để tránh rạn da, bạn nên dùng dầu dừa, hoặc bơ ca cao thoa lên mặt bụng và bắp chân, những vùng dễ rạn khi có mang. Việc làm này cũng giúp giảm bớt tình trạng ngứa da trong thai kỳ.
Mang thai lần hai với người đã sinh mổ lần đầu
Nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm khi mang thai lần hai sau lần sinh mổ, các bác sĩ khoa sản khuyên bạn nên giãn khoảng cách sinh ở lần tiếp theo từ sau 2 năm kể từ thời điểm sinh mổ.
Khả năng mang thai lần hai sau khi sinh mổ còn tùy thuộc vào việc người mẹ đang ở độ tuổi nào và tình trạng sức khỏe ra sao. Vì thế, mẹ cần thiết phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ trong suốt thời gian trước khi có ý định sinh tiếp.
Khi mang thai, nên báo cho bác sĩ biết về tiền sử phẫu thuật tử cung để được tầm soát tốt nhất.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)