Định nghĩa mới về “mang thai đủ tháng” của Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ sẽ giúp bạn biết được tác động của ngày chuyển dạ để có thể chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe thai nhi.
Bạn đang đọc: Mang thai bao nhiêu tuần được coi là “đủ tháng” để sinh con khỏe mạnh
Thông thường, sau 37 tuần, thai nhi được xem là đủ tháng để có thể chào đời an toàn. Đó là tất cả những gì phụ nữ trên toàn thế giới được biết đến từ những năm 80, 90 và suốt những thế kỷ 21. Thế nhưng, trên thực tế, những tuần cuối thai kỳ đều quan trọng không kém bất kỳ giai đoạn nào khác của thai kỳ và “sắp sinh” không có nghĩa là bạn có quyền can thiệp.
Các thai kỳ
Theo quan niệm hiện nay, có rất nhiều loại thai kỳ khác nhau
Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ đã định nghĩa lại hai chữ “thai kỳ” để giúp các thai phụ xác định được thời gian dự sinh của mình. Trước đây, thai kỳ được xác định là khoảng thời gian từ khi thụ thai cho đến khi thai nhi sẵn sàng chào đời, bất kể đó là thời gian nào sau 37 tuần. Nếu mẹ chuyển dạ trong khoảng 3 tuần trước hoặc lâu hơn so với thời gian này sẽ được xem là sinh non hoặc thai già. Tuy nhiên, hiện nay, sau một vài thập kỷ với số ca sinh mổ tăng đến con số kỷ lục, những tuần cuối thai kỳ càng phải được xem xét một cách nghiêm túc. Đó là lý do tại sao thai kỳ hiện nay lại được chia thành nhiều loại riêng biệt.
Các loại thai kỳ:
• Sinh sớm: Từ 37 tuần 0 ngày đến 38 tuần 6 ngày
• Đủ tháng: Từ 39 tuần 0 ngày và 40 tuần 6 ngày
• Thai vượt tháng: Từ 41 tuần 0 ngày và 41 tuần 6 ngày
• Thai già tháng: Từ 42 tuần 0 ngày và nhiều hơn
Sai lầm từ các ca sinh mổ chủ động
Sau khi chứng kiến số ca sinh mổ chủ động tăng kỷ lục dù thai phụ chỉ đủ 37 hoặc 38 tuần, các bệnh viện và các bác sĩ đã nhìn nhận sai lầm của mình.
Phần lớn các ca sinh mổ được thực hiện đều ngoài mục đích y tế cần thiết. Thay vào đó là lợi ích của cá nhân. Nhưng vì ngày dự sinh thường được tính nhầm, đặc biệt là dựa vào hình ảnh siêu âm, các bác sĩ có thể chỉ định sai ngày sinh mổ cho các trường hợp non tháng. Tất nhiên, không ít các ca sinh mổ chủ động đều không thành công vì cơ thể người mẹ chưa sẵn sàng để co thắt và chuyển dạ. Trong khi đó, nếu kiên nhẫn và không vì ích lợi cá nhân, những bà mẹ này đã có thể chờ đợi đến ngày khai hoa nở nhụy và sinh con một cách tự nhiên.
Hiện nay, hầu như các bác sĩ đều không đồng ý sinh mổ chủ động nếu nó không thực sự cần thiết và có thể nguy hiểm cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Nếu đồng ý, họ sẽ phải lên lịch mổ, sau đó, bằng mọi cách để kích thích cơn chuyển dạ tự nhiên. Tuy nhiên, nếu vì lý do y tế nhưng có thể chờ đợi “đủ ngày đủ tháng” thì tốt nhất vẫn nên kiên nhẫn vì những tuần cuối thai kỳ thực sự có ý nghĩa rất lớn lao đối với sức khỏe của thai nhi.
“Quá ngày sinh” vẫn không nên can thiệp
Tìm hiểu thêm: Sinh con năm 2020 có tốt không, em bé sinh năm này có vận mệnh thế nào?
>>>>>Xem thêm: Bao lâu thì hết ốm nghén và giải đáp để mẹ bầu yên tâm hơn
Khi đến lúc, thai nhi sẽ “đòi ra” và các bà mẹ sẽ biết đâu thời điểm tốt nhất cho con mình
Nếu như trước đây, những thai phụ quá ngày dự sinh một hoặc hai tuần sẽ được xem là thai già tháng thì hiện nay quan niệm này đã có chút thay đổi.
Sở dĩ các bác sĩ thường cảnh báo tình trạng thai nhi già tháng, tức quá 40 tuần vì lo sợ thai phát triển quá lớn sẽ chèn ép khung xương chậu của mẹ hoặc nhau thai sẽ bị vôi hóa và ảnh hưởng đến sự sống của thai nhi. Thực sự, lo lắng này hoàn toàn có cơ sở vì một số ít trường hợp có thể xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên, hướng dẫn mới về “thai kỳ” lại gửi đi một thông điệp khác cho chính các bác sĩ và thai phụ rằng khi đến lúc, thai nhi sẽ “đòi ra” và các bà mẹ sẽ biết đâu thời điểm tốt nhất cho con mình.
Blogtretho.edu.vn
Nguồn: FP