Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với các mẹ bầu. Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ có nhiều biến động, hóc-môn thay đổi và thai nhi còn rất yếu, nên mẹ cần phải kiêng cữ nhiều hơn. Vậy, mẹ bầu nên làm gì, bổ sung dinh dưỡng ra sao? Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Nếu bạn gặp phải các tình trạng như đau ở vùng bụng, bầu ngực căng tròn, thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn, thèm chua hoặc thèm ngọt quá mức,… điều đó chứng tỏ bạn đang mang thai.
Contents
1. Mẹ bầu thay đổi như thế nào khi mang thai 3 tháng đầu?
Mang thai 3 tháng đầu được xem là giai đoạn vô cùng khó khăn và gian nan của các mẹ bầu. Bởi tâm sinh lý của mẹ phải chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài và sự thay đổi của các hóc-môn trong cơ thể. Khoảng thời gian này, cơ thể mẹ phải “bơm” máu liên tục để cung cấp cho thai nhi, cũng như tử cung giãn nở nên mẹ luôn có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, dễ bị dị ứng và đi tiểu thường xuyên.
Ngoài các dấu hiệu trên, mẹ còn gặp phải một số triệu chứng như vết rạn trên bụng (từ lỗ rốn xuống vùng bụng dưới), tay chân thường xuyên tê buốt, một vài mẹ bầu còn bị táo bón và đau dạ dày. Vì vậy, các mẹ bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lú, cũng như kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp mẹ có thêm sức khỏe vượt qua thời kỳ này.
Hầu hết tâm lý của các mẹ trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ khá bấp bênh, “sớm nắng chiều mưa” và rất dễ xúc động. Để cân bằng tâm lý, các mẹ nên giảm tải khối lượng công việc, nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga hoặc đọc một vài quyển sách về chăm sóc thai nhi. Bên cạnh đó, người chồng và gia đình cần phải tích cực động viên, quan tâm và trò chuyện nhiều hơn nhằm giúp mẹ có thêm niềm tin, động lực để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tìm hiểu thêm: Những cách giúp mẹ bầu luôn rạng rỡ trong mắt mọi người
2. Mang thai 3 tháng đầu em bé phát triển như thế nào?
Trong giai đoạn này, thai nhi vẫn đang trong quá trình phát triển, nên chỉ to bằng hạt đậu, dài khoảng 1cm, có đuôi nhỏ (sẽ tiêu biến dần đến khi sinh) và mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé khi đi siêu âm. Sau quá trình mang thai 3 tháng đầu, thai nhi sẽ to bằng quả táo và bắt đầu hình thành các bộ phận như tay chân, van tim, phổi…
Để tránh tình trạng động thai, sảy thai các mẹ nên bổ sung nhiều dinh dưỡng, tránh hoạt động mạnh và chú ý điều chỉnh tâm lý.
3. Chế độ ăn uống dành cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cho mẹ, hỗ trợ sự tăng trưởng cho thai nhi. Đặc biệt là nguồn dinh dưỡng 3 tháng đầu , chính vì vậy mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho em bé trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu này.
Một số chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu như:
– Chất sắt: đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa dinh dưỡng, oxy và hỗ trợ phát triển não bộ của thai nhi. Chính vì vậy, các mẹ nên bổ sung nhiều chất sắt cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch và giúp em bé phát triển nhanh hơn. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như cải xoăn, rau dền, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, thịt bò…
– Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần bổ sung thêm canxi: sẽ giúp mẹ giảm thiểu các triệu chứng mệt mỏi, chuột rút, nhức khớp… Bên cạnh đó, canxi còn giúp trẻ tránh các tình trạng còi xương, lùn và các dị tật khác sau khi sinh. Do đó, mẹ nên ăn nhiều hải sản, sữa tươi, rau củ… để tăng cường canxi.
– Axit folic (vitamin B9): là một trong những dưỡng chất thiết yếu giúp hỗ trợ và phát triển hệ thống thần kinh, não bộ của thai nhi. Vitamin b9 chứa nhiều trong các loại thực phẩm như củ cải, bông cải, rau dền, thịt gà, vịt, cà rốt, cam, chuối…
>>>>>Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi mang thai – mẹ bầu nào cũng nên nắm rõ
Lưu ý: Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm như cá thu, rau củ đã mọc mầm (khoai lang, khoai tây, đậu…), thức ăn ôi thiu, đ đủ còn sống, đào, gừng, ớt, rau răm, rau ngót, uống nước có gas, có cồn… vì chúng có thể làm mẹ bầu bị động thai, sảy thai.
Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng và phức tạp, nên các mẹ cần lưu ý về chế độ sinh hoạt và ăn uống. Với các chia sẻ trên của Blogtretho.edu.vn, hy vọng sẽ giúp các mẹ hiểu được phần nào về sự thay đổi tâm sinh lý của bản thân và tiến trình phát triển của trẻ. Từ đó, mẹ dễ dàng lên kế hoạch chăm sóc và an thai hợp lý.
Liên Tiểu Di tổng hợp