Mách mẹ những cách hay giúp tập 1 luôn yêu thương và bảo vệ tập 2

Rate this post

Nhà có thêm một em bé sẽ khiến cuộc sống của trẻ (đứa đầu) trở lên đảo lộn hơn bao giờ hết, và nếu cha mẹ không khéo léo trong việc ứng xử tốt các tình huống có thể khiến trẻ bị tổn thương, cô độc và có những hành động để lại hậu quả nguy hiểm như đánh em, ghét em, làm tổn thương em…

Bạn đang đọc: Mách mẹ những cách hay giúp tập 1 luôn yêu thương và bảo vệ tập 2

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bậc cha mẹ một trong những cách ứng xử khéo léo giúp mối quan hệ đứa lớn – đứa nhỏ gần gũi, yêu thương nhau hơn.

1. Không bao giờ nói “Con có em là con… ra rìa rồi nhé!”

Mách mẹ những cách hay giúp tập 1 luôn yêu thương và bảo vệ tập 2

Có thể nói, đây là câu cửa miệng của rất nhiều người lớn và không nói quá khi nó nhan nhản mỗi ngày khi nhà có thêm một em bé. Câu nói tưởng chừng vô hại này nhưng đã gây tổn thương sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của trẻ. Trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, không được yêu thương và dần có những hành động tiêu cực với em bé, dù em bé đã sinh ra hay chưa.

Nếu có ai đó nói với con bạn lời lẽ như thế, hãy nhắc nhở họ và giải thích với trẻ rằng: “KHông có đâu con ha, cả hai con đều là những gì yêu thương nhất của bố mẹ, không bao giờ có chuyện mẹ thương em hơn con”.

2. Luôn dành thời gian cho trẻ dù bạn rất mệt mỏi với đứa nhỏ

Suốt chín tháng thai kỳ bạn hẳn mệt mỏi, sau sinh càng mệt mỏi hơn vì phải chăm sóc 2 đứa trẻ. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà không dành thời gian cho trẻ nhiều hơn nữa. Thời gian đó có thể là nhờ trẻ làm những việc nhỏ như chơi cùng em, trông em, gấp quần áo cho em… và không quên làm những việc với trẻ mà trước đây bạn vẫn làm như đọc sách cho trẻ trước khi đi ngủ, hôn trẻ trước khi ngủ hay ôm trẻ vào lòng thủ thỉ.

Hãy nhớ rằng, trẻ không bao giờ ghét em hay sốc vì có em, thái độ thương em/ghét em phụ thuộc vào thái độ, cách cư xử, sự quan tâm của cha mẹ dành cho hai đứa trẻ.

3. Không trách phạt trẻ trước nếu trẻ và em đánh nhau

Tìm hiểu thêm: 5 điều trẻ làm theo bản năng nhưng cha mẹ lại “ghét cay ghét đắng”

Mách mẹ những cách hay giúp tập 1 luôn yêu thương và bảo vệ tập 2

>>>>>Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ em và biến chứng mẹ không nên coi thường

Dù bạn đã rất để ý nhưng đến một lúc nào đó hai đứa trẻ vẫn xảy ra xô xát và đánh nhau, khóc. Bạn sẽ làm gì, chắc chắn một số cha mẹ sẽ đánh đứa lớn và hét lên: “Con là anh/chị mà không biết nhường em à”.

Chúng tôi khuyên bạn, đừng bao giờ nói điều này ra vì nó gây áp lực và tổn thương đến trẻ. Vì trẻ vẫn chỉ là một đứa trẻ mà thôi. Việc bạn cần làm là bình tĩnh, không nóng ruột, hãy hỏi đứa lớn chuyện gì đã xảy ra, tại sao các con lại làm vậy và nghe chúng giải thích. Hãy phạt cả hai đứa thật công bằng và không bao giờ có chuyện anh phải nhường em dù lỗi như nhau.

4. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi em bé chưa chào đời

Giai đoạn này rất quan trọng, vì giúp trẻ làm quen với việc trong thời gian tới gia đình sẽ đón thêm thành viên mới. Một số trẻ rất sốc không hiểu vì sao bỗng một ngày có một đứa nhỏ xuất hiện và nó chiếm hết thời gian, tình cảm của cha mẹ.

Do đó, việc chuẩn bị tâm lý cho con là điều cần thiết. Cha mẹ có thể kể những câu chuyện cổ tích nói về gia đình có anh/chị em, hay nếu nhà nuôi chó, mèo và có nhiều chó con, mèo con thì hãy nói với trẻ về việc sắp tới trẻ cũng có thêm một em bé như vậy…

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *