Thay vì dùng thuốc điều trị một số bệnh như cảm cúm hay chứng buồn nôn trong thai kỳ bạn hãy sử dụng các loại thảo mộc, gia vị dưới đây sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, ít gây tác dụng phụ.
Bạn đang đọc: Mách mẹ bầu 12 loại thảo mộc có tác dụng trị bệnh trong thai kỳ
- Cách giúp mẹ bầu tự theo dõi sức khỏe thai kỳ tại nhà
Hiện nhiều loại thảo mộc cũng đã được chế biến dưới dạng bột, trà hoặc các viên nang… rất tiện dụng cho mẹ bầu sử dụng.
1. Gừng
Một mẩu gừng cũng có thể giúp mẹ giảm triệu chứng buồn nôn.
Gừng giúp mẹ bầu trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Nhấm nháp một chút gừng tươi hoặc uống một tách trà gừng hoặc ăn một miếng mứt gừng sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy tốt hơn rất nhiều đấy. Tuy nhiên, gừng có tính nóng nên mẹ bầu không nên dùng quá nhiều.
2. Bạc hà
Lá bạc hà có công dụng hạn chế buồn nôn và làm ổn định dạ dày của mẹ bầu. Ngoài ra, loại lá này còn làm giảm khí hư, tránh gây đầy bụng, giúp cơ thể thanh lọc và giảm tình trạng nóng trong. Trong thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên uống trà bạc hà để giảm các triệu chứng khó chịu của mình nhé.
3. Lá cây tầm ma
Lá cây tầm ma có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Nó giúp ngăn ngừa bệnh trĩ, giảm đau dạ dày và giúp tăng lượng sữa. Loại lá này cũng giúp cho mẹ bầu bớt mệt mỏi vì thiếu sắt, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, giảm căng thẳng. Ngoài ra, lá cây tầm ma cũng cung cấp phong phú các loại vitamin như A, D, C và K cho cơ thể.
4. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc làm dịu thần kinh và hạn chế các căng thẳng. Chính vì vậy hoa cúc là loài thảo dược có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Nó cũng có tác dụng giảm táo bón cho mẹ bầu nhé.
Tìm hiểu thêm: Bạch cầu cao khi mang thai mối nguy hiểm khôn lường đối với mẹ bầu
Một tách trà hoa cúc giúp mẹ ngủ ngon hơn.
5. Lá mâm xôi
Trong lá mâm xôi có hàm lượng khoáng chất khá cao. Chúng giúp cho mẹ bầu giảm xuất huyết, tăng lượng sữa và giảm cảm giác đau khi sinh con.
6. Gai vị
Gai vị là phần rễ của cây lá gai, chúng được biết đến như một vị thuốc an thai cho mẹ bầu.
Nếu mẹ bầu bị dọa sẩy thai có thể dùng 30g rễ cây gai nấu với 600ml nước, sắc còn 200ml, uống làm ba lần trong ngày. Uống 1 đến 2 ngày là có kết quả. Mẹ bầu không nên uống kéo dài nhé.
Đây cũng là loại thảo mộc có tác dụng điều trị các chứng như tiểu tiện, đại tiện ra máu, viêm tử cung, sa tử cung. Mẹ bầu có thể chế biến chúng với các món ăn như gà ác, móng giò, bồ câu… để dùng.
7. Tía tô
Tía tô là loại rau gia vị quen thuộc. Chúng có tác dụng giải cảm hiệu quả, ngoài ra còn có tác dụng an thai và dưỡng thai.
Mẹ bầu có thể dùng bài thuốc an thai gồm lá tía tô (10g), hạt sen (60g) và trần bì (6g). Hạt sen bỏ tâm, đun gần chín thì cho trần bì và lá tía tô vào, đun cho chín nhừ. Ăn và uống ngày 2 lần là được.
>>>>>Xem thêm: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai: Bà bầu chớ nên xem nhẹ!
Lá tía tô giúp an thai.
8. Ngải cứu
Cũng giống như tía tô, ngải cứu cũng là một loại rau gia vị thường dùng. Chúng cũng có tác dụng xoa dịu các cơn đau cơ, tăng tuần hoàn máu, an thai cho mẹ bầu.
Nếu mẹ bầu mắc các chứng hàn như: lạnh tay chân, mỏi gối, chán ăn, đại tiện loãng… nên dùng lá ngải cứu để điều trị. Mẹ bầu có thể chế biến lá ngải cứu với trứng để ăn hoặc sắc lấy nước uống.
Với phụ nữ sau sinh lá ngải cứu cũng giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Rửa sạch 20g ngải cứu nấu cùng 2 quả trứng gà luộc, nấu nhừ khoảng 2 giờ, nêm gia vị vừa dùng và dùng liên tiếp trong vòng một tuần.
Nếu mẹ bầu bị đau bụng hay ra máu thì nên nấu 16g ngải cứu, 16g tía tô với 600ml, sắc lại còn 100ml và uống ba lần trong ngày để điều trị.
Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng lá ngải cứu quá nhiều nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, thậm chí có thể gây sẩy thai.
9. Lá khoai sọ
Mẹ bầu có thể dùng 1 nắm lá khoai sọ, thái nhỏ, phơi khô, nấu chúng với nửa lít nước, sắc còn 1/4, chia ra uống ngày hai lần. Bài thuốc này có tác dụng an thai và mang lại tinh thần lạc quan cho mẹ bầu.
Ngoài ra lá khoai sọ còn có tác dụng chữa tiêu chảy, cầm mồi hôi, tiêu độc cho cơ thể.
10. Tảo bẹ
Loại tảo này không chỉ giàu vitamin mà các khoáng chất trong chúng còn giúp cơ thể điều chỉnh tuyến giáp. Nếu mẹ đang có vấn đề về tuyến giáp thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để điều trị và sử dụng loại tảo này cho an toàn nhé.
11. Cỏ linh lăng
Cỏ linh lăng cung cấp khoáng chất và vitamin cho cơ thể mẹ bầu như: canxi, sắt, carotene và vitamin C. Với thành phần vitamin K phong phú cỏ linh lăng còn giúp đông máu, giảm chứng xuất huyết trong. Không chỉ vậy cỏ linh lăng còn giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, dễ chịu, hạn chế huyết áp và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
12. Cây bồ công anh
Mẹ bầu có thể sử dụng cả rễ và lá của loại cây này, chúng chứa vitamin và hàm lượng khoáng chất rất cao, giúp tăng cường chức năng của thận và gan. Tuy nhiên mẹ bầu không nên sử dụng quá nhiều chúng và nên có sự hướng dẫn của bác sĩ để không gây hại cho cơ thể.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Top 10 loại rau củ quả tốt cho mẹ bầu trong mùa đông
- 16 loại thực phẩm gây tranh cãi trong dân gian khi dùng cho mẹ bầu
- Rau răm, rau sam, rau má: ba loại rau mẹ bầu phải tránh