Mách các mẹ 2 nguyên tắc nấu đồ ăn dặm không mất chất, con lớn nhanh như thổi

Rate this post

Khi trẻ bước sang tháng thức 6, mẹ cần phải nấu đồ ăn dặm để bổ sung thêm vi chất cho trẻ ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, việc chế biến thức ăn dặm không đúng cách sẽ khiến thực phẩm mất chất và trẻ chậm lớn.

Bạn đang đọc: Mách các mẹ 2 nguyên tắc nấu đồ ăn dặm không mất chất, con lớn nhanh như thổi

Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ chế biến thực phẩm ăn dặm chuẩn, nhờ vậy con ăn thun thút, lớn nhanh như thổi.

1. Cách chế biến thức ăn không mất chất

Mách các mẹ 2 nguyên tắc nấu đồ ăn dặm không mất chất, con lớn nhanh như thổi

– Chế biến rau củ thì nên rửa sạch dưới nước, sau đó mới cắt nhỏ. Nhờ vậy, rau củ sẽ không bị mất chất khi chế biến. 

– Để ninh xương không mất chất, tuyệt đối không cho nước lạnh vào xoong khi đang nấu xương hay thịt. Muốn bổ sung thì nên cho nước nóng.

– Muốn nấu sữa cùng thực phẩm khác để sữa không bị mất chất, nên cho sữa vào khi nước trong nồi đã sôi hoặc thực phẩm đã chín.

– Khi rã đông thực phẩm nên rã đông tự nhiên, hạn chế rã đông bằng lò vi sóng, nước nóng.

– Nên chế biến thức ăn ở chế độ hấp thay vì luộc hay hầm. Nhờ vậy thực phẩm sẽ giữ được nhiều dinh dưỡng hơn.

2. Cách chế biến đồ ăn dặm để con ăn ngon hơn

Tìm hiểu thêm: Mách mẹ mẹo hay trị chứng “ho – sổ mũi” cho trẻ khi thời tiết thay đổi mà không cần dùng thuốc

Mách các mẹ 2 nguyên tắc nấu đồ ăn dặm không mất chất, con lớn nhanh như thổi

>>>>>Xem thêm: Mách mẹ cách trị tiêu chảy cho trẻ cực hiệu quả với 7 bài thuốc nam

Ngoài việc chế biến đúng cách để thực phẩm không biến chất, các mẹ cần nắm rõ nguyên tắc nêm nếm, chế biến thức ăn đúng để đồ ăn ngon miệng đối với trẻ.

– Trong bữa ăn, chỉ dùng một loại đạm cho trẻ. Nếu quá nhiều thực phẩm giàu đạm như hải sản + thịt sẽ khiến cơ thể trẻ nhận đạm quá tải, nhanh ngán, đầy bụng.

– Không thêm nhiều rau vào một loại cháo vì sẽ gây rối loạn mùi vị, rối loạn vị giác ở trẻ.

– Có thể nêm một chút mắm cho trẻ dưới 1 tuổi khi nấu đồ ăn dặm, tuy nhiên không nên nêm quá nhiều, không nêm bột ngọt, hạt nêm vì sẽ làm rối loạn vị giác của trẻ sau 1 tuổi.

– Với trẻ dưới 1 tuổi, nên nấu một nồi cháo trắng ăn trong ngày, tuy nhiên, thức ăn đi kèm như thịt, cá, tôm, cua thì cần nấu theo từng bữa. Tuyệt đối không nấu cháo cùng với thực phẩm ngay từ đầu và cho trẻ ăn một loại cháo (cháo thịt, cháo cá) trong ngày, như vậy trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn.

– Tăng cường nhiều thực phẩm giàu kẽm như hải sản có vỏ, lòng đỏ trứng, thịt bò, rau xanh lá, các loại hạt để tăng sức đề kháng cho trẻ và kích thích vị giác.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *