Ba tháng cuối có hàng tá việc mà mẹ bầu cần làm. Để tránh bỏ sót những điều quan trọng mẹ hãy thử tham khảo bảng liệt kê những điều cần làm trong ba tháng cuối dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Liệt kê 18 việc bà bầu cần làm trong ba tháng cuối đến khi chuyển dạ
1. Theo dõi thai máy
Theo dõi thai máy là cách biết được sức khỏe của bé.
Theo dõi thai máy là theo dõi các cử động của bé như đá, giật, cuộn mình… Với mức độ hoạt động của bé bạn sẽ biết bé mạnh hay yếu. Đây là cách đơn giản để biết được tình trạng sức khỏe của bé nhé.
2. Lên danh sách những người sẽ được thông báo tin vui
Hãy viết danh sách những người bạn muốn thông báo tin vui và biến ngày sinh của bạn trở thành một ngày thật đặc biệt với việc loan tin tốt lành và nhận được những lời chúc tốt đẹp.
3. Chọn tên ở nhà cho bé
Chọn tên cho bé nếu mẹ chưa chọn tên và bên cạnh đó cũng hãy nghĩ đến một cái tên ở nhà thật đáng yêu cho bé nữa nhé.
4. Viết kế hoạch sinh con
Sẽ là cần thiết cho mẹ bầu khi viết một kế hoạch sinh con. Hãy ghi lại các ưu tiên trong tháng cuối thai kỳ và thực hiện chúng.
Chọn bác sĩ và bệnh viện cũng như ghi chú thật cẩn thận những người mà bạn có thể nhờ sự giúp đỡ nếu cơn co thắt đầu tiên xuất hiện.
5. Bắt đầu tìm người giúp đỡ
Trong ba tháng cuối này mẹ cần phải nghĩ đến việc ai có thể giúp đỡ mình sau khi sinh em bé. Đó có thể là bà ngoại, hoặc là người giúp việc… Dù sao đi nữa thì mẹ cũng nên lên kế hoạch.
6. Tham gia một số lớp hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh
Sẽ rất nhanh thôi mẹ sẽ đón em bé vào đời, vì vậy việc trang bị cho mình những kỹ năng chăm sóc cho trẻ sơ sinh là cần thiết. Nếu không có điều kiện tham gia một lớp học bài bản, mẹ bầu hãy học hỏi kinh nghiệm về cách cho con bú, cách cho con ngậm vú hay hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh… từ những người đi trước nhé.
Mẹ cũng có thể đọc sách về cách chăm em bé để bổ túc kiến thức cho mình.
Tìm hiểu thêm: Sảy thai tự nhiên và những điều có thể mẹ chưa biết
Mẹ có thể đọc sách để bổ sung kiến thức chăm sóc em bé.
7. Chọn bác sĩ nhi cho con
Đây đã là lúc mẹ nên lựa chọn một người bác sĩ để theo dõi trong ba tháng cuối và đỡ đẻ cho mẹ. Hãy hỏi bạn bè, người thân, đồng nghiệp để có được vị bác sĩ uy tín đáng tin nhất.
8. Nghĩ về những quyết định lớn
Mẹ có thể sẽ cần phải nghĩ đến việc có nên cắt bao quy đầu cho bé trai, lưu trữ cuống rốn của bé hay không vào thời gian này. Nếu đợi đến lúc lên bàn sinh thì mẹ sẽ không có thời gian để quyết định đâu.
9. Chuẩn bị chỗ ngủ cho con
Hãy chuẩn bị cho bé một chỗ để ngủ ngoan. Đó có thể là nôi hay cũi, miễn là chúng gần bạn và đảm bảo được độ an toàn cho bé.
10. Nói chuyện với bé
Bé trong ba tháng cuối đã có thể nghe rất rõ giọng của mẹ. Mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với bé để hai mẹ con gắn bó với nhau hơn.
11. Nắm rõ những giai đoạn sinh nở
Việc nắm rõ các giai đoạn sinh nở giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc lâm bồn. Sẽ có ba giai đoạn chính khi sinh và mỗi giai đoạn mẹ cần có những bước phối hợp riêng để việc sinh nở thuận lợi đấy nhé.
12. Kỷ niệm bụng bầu
Vẽ tranh lên bụng, chụp hình với bụng bầu, tạo khuôn sáp bụng bầu… đều là những cách để bạn có thể tạo nên kỷ niệm đáng nhớ với thời gian bầu bí của mình.
13. Cân nhắc các khoản thu chi
Cân nhắc các khoản thu chi, dự trù các mục tốn kém và tiết kiệm tiền bạc sẽ là điều mà mẹ cần làm lúc này đấy.
14. Chuẩn bị túi đồ đi sinh
>>>>>Xem thêm: 9 cách chữa bệnh trĩ khi mang thai giúp mẹ bầu đánh bay mọi nỗi ám ảnh về bệnh này
Chuẩn bị túi đồ đi sinh sẵn sàng mẹ nhé.
Chuẩn bị sẵn những món đồ đi sinh cần dùng và để chúng vào góc tủ. Đến khi những cơn đau chuyển dạ ập đến mẹ chỉ cần lấy chúng và đến bệnh viện để không bị lúng túng.
15. Trữ sẵn những đồ dùng gia đình
Một số đồ dùng trong gia đình sẽ cần được trữ sẵn từ tháng cuối thai kỳ. Mẹ có thể mua trước dược phẩm, giấy vệ sinh, dầu gội, tã và khăn ướt, gia vị…. vì một khi bé đã ra đời mẹ sẽ không có thời gian để ra khỏi nhà nhiều đâu đấy.
16. Tham quan trước bệnh viện bạn chọn
Hãy dành một buổi để mẹ có thể đi tham quan nơi mình sẽ sinh nở, tìm hiểu các thủ tục để khi ngày sinh đến mọi chuyện đều sẵn sàng và trôi chảy.
17. Tìm hiểu những biến chứng hậu sản
Các biến chứng hậu sản thường gây hoang mang cho mẹ bầu nếu thiếu hiểu biết về chúng. Để sẵn sàng với mọi rủi ro tốt nhất mẹ vẫn nên tìm hiểu về chúng trước ngày sinh để có thể ứng phó kịp thời nhé.
18. Chuẩn bị những phương tiện giải trí nhẹ nhàng
Một vài cách để giải trí nhẹ nhàng là vô cùng hữu ích cho mẹ bầu chờ sinh và trong những ngày nằm ổ sau khi sinh đấy. Hãy chuẩn bị chúng khi còn trong thai kỳ để có thể dùng ngay sau đó.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)