Những điều cần biết về lịch tiêm phòng cho trẻ năm 2017 sẽ được cập nhật đầy đủ trong bài viết này, các mẹ theo dõi để đưa con đi chích ngừa đầy đủ nhé!
Bạn đang đọc: Lịch tiêm phòng cho trẻ năm 2017 bố mẹ nào cũng nên thuộc lòng
Mẹ có thể sẽ mệt mỏi hơn trong những ngày sau tiêm phòng cho bé, tuy nhiên việc tiêm phòng vẫn luôn là việc làm cần thiết và đơn giản nhất để bảo vệ các bé khỏi những nguy cơ bệnh tật ngày một gia tăng. Nếu vẫn chưa nắm rõ lịch tiêm phòng cho trẻ năm 2017 này, các mẹ hãy mau cập nhật nhé!
Vì sao trẻ nhỏ cần phải được tiêm phòng đầy đủ?
Sự thay đổi của môi trường và sự xuất hiện của nhiều dịch bệnh nguy hiểm đang trở thành mối đe dọa lớn đến sức khỏe trẻ nhỏ, đối tượng có hệ miễn dịch yếu rất dễ bị dịch bệnh tấn công. Để củng cố hệ và kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chương trình tiêm chủng đã được vào ở khắp các quốc gia trên toàn thế giới. Mặc dù, sau tiêm, một số bé sẽ bị phản ứng thuốc và gặp các tác dụng phụ không mong muốn nhưng so với độ rủi ro khi mắc bệnh, tiêm phòng vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ các bé khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng của nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Sau tiêm phòng, bé có thể gặp những tác dụng phụ gì?
Phần lớn các bé sau khi được tiêm phòng sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ, sưng tấy tại vị trí tiêm. Đây là triệu chứng bình thường, không quá đáng ngại. Sau khoảng 6-8 tiếng, các triệu chứng này sẽ giảm và mất dần sau tối đa 2 ngày. Nếu tiếp tục kéo dài với mức độ nặng hơn, mẹ nên cho bé đi bệnh viện để được thăm khám. Việc xát chanh, khoai tây lên vết tiêm theo kinh nghiệm dân gian có thể làm cho vết sưng tấy từ chỗ vô hại trở nên nguy hiểm nếu nhiễm trùng. Thay vào đó, để giảm sưng, mẹ có thể chườm đá cho bé.
Tìm hiểu thêm: Giấc ngủ của trẻ em và tất tần tật thông tin dành cho cha mẹ
Nếu bé bị sốt, cần uống thuốc hạ sốt theo chỉ định hoặc theo số tuổi, số ký của bé. Không nên hạ sốt cho bé bằng các loại thuốc có thành phần aspirin hoặc axit salicylic. Cả 2 thành phần này nếu kết hợp với một số thành phần có trong vắc-xin có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng. Khi thấy bé có dấu hiệu bất thường kèm theo sốt như sùi bọt mép, co giật, tím tái, đau đầu… nên cho bé đến bệnh viện ngay.
Để đảm bảo an toàn cho bé trước khi đi tiêm phòng, bố mẹ cần nhớ những việc cần làm sau đây:
– Không để bé quá đói hoặc ăn quá no trước khi tiêm
– Giữ vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ để tránh nhiễm trùng
– Khai rõ tiền sử bệnh của bé trong tờ điều tra bệnh sử trước khi tiêm
– Đối với các loại vắc-xin sống như lao, sởi, thủy đậu… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần.
Dưới đây là lịch tiêm phòng cho trẻ năm 2017 mà bố mẹ cần phải nắm rõ.
Lịch tiêm phòng cho trẻ năm 2017 theo từng lứa tuổi cụ thể:
>>>>>Xem thêm: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em và hướng điều trị phối hợp giữa gia đình và chuyên gia
– 24 giờ sau sinh: Tiêm phòng viêm gan siêu vi B.
– 1 tháng tuổi trở xuống: Tiêm phòng BCG, tiêm phòng lao phổi.
– 2 – 6 tháng tuổi: Bao gồm các mũi tiêm:
+ Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy
+ Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 1,2,3
+ Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
+ Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
– 6-11 tháng tuổi: Tiêm phòng cúm
– 12-15 tháng tuổi: Bao gồm các mũi tiêm
+ Sởi, quai bị, Rubella
+ Thủy đậu
+ Viêm gan A mũi 1
+ Viêm não Nhật Bản B
– 16-23 tháng tuổi: Bao gồm các mũi tiêm
+ Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4
+ Hib mũi 4
+ Viêm gan A mũi 2
+ Viêm gan B mũi 4
– Trên 24 tháng tuổi:
+ Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
+ Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
+ Tiêm phòng thương hàn, tã
+ Viêm não Nhật Bản mũi 3
– Trên 9 tuổi: Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Trên đây là những điều cần biết khi tiêm phòng cho trẻ và lịch tiêm phòng cho trẻ năm 2017 cụ thể theo từng lứa tuổi. Mong rằng bố mẹ sẽ nắm rõ những kiến thức căn bản này để bảo vệ con khỏi các nguy cơ mắc bệnh nhé!
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)