Làm sao để tránh gù lưng là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm nhằm giúp cho con mình một dáng người cân đối. Bởi vì, một thân hình khỏe mạnh toàn vẹn luôn là điều phụ huynh mong muốn nhất cho con mình. Câu trả lời thực tế và dễ thực hiện nhất là tập cho con những thói quen sinh hoạt, đi đứng đúng ngay từ nhỏ. Để tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này, Blogtretho.edu.vn mời quý phụ huynh cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Làm sao để tránh gù lưng cho trẻ?
Contents
1. Tìm hiểu về bệnh gù lưng ở trẻ nhỏ
Gù lưng hiểu đơn giản là hội chứng rối loạn phát triển cột sống và lưng bị dị dạng nên gọi là gù. Khi trẻ gù lưng, bố mẹ sẽ thấy phần cột sống phía dưới đốt sống cổ cong về sau và nhô cao so với bình thường.
Ban đầu khi mới mắc phải chứng bệnh gù lưng, trẻ không có biểu hiện nào rõ rệt, lâu lâu chỉ đau mỏi vai gáy, mỗi lần ngồi thường khom người hay co vai lại. Nhưng nếu mẹ bỏ qua những dấu hiệu đó, lâu dần trẻ bị nặng hơn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Thậm chí trẻ phải đeo mang dị dạng đến suốt đời.
Chẳng hạn như nhẹ là cận thị, dáng đi kém thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tim mạch, đau nhức xương khớp. Nặng hơn sẽ tác động xấu đến hệ hô hấp và chiều cao trẻ không phát triển.
2. Làm sao để tránh gù lưng cho trẻ
2.1 Tập và duy trì các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày
- Tập cho trẻ dáng đứng “chuẩn”
Trước hết, bố mẹ nên tập cho trẻ 1 dáng đứng sao cho thật “chuẩn”. Theo các chuyên gia, dáng đứng “chuẩn” sẽ không tạo áp lực lên cột sống. Cụ thể: lưng giữ thẳng, vai ngang rộng, ngực ưỡn về trước, chân rộng bằng vai và hông hơi hướng về trước.
- Tập cho trẻ tư thế ngồi đúng
Mỗi khi trẻ xem ti vi hoặc ngồi nghỉ ngơi, mẹ nên cho trẻ ngồi trên ghế tựa và giữ lưng ở 1 góc 135 độ. Tư thế ngồi này được các bác sĩ đánh giá cao, giúp cột sống thư giãn và không phải chịu nhiều sức nặng của cơ thể.
- Chú ý cặp sách trẻ mang theo khi đi học
Bước vào độ tuổi đi học, mẹ còn chú ý trong việc lựa cặp sách cho trẻ. Tốt nhất, mẹ nên mua cặp chống gù để giúp cột sống trẻ không ảnh hưởng nhiều khi mang vác nhiều sách vở. Nhưng thế chưa đủ, mẹ còn phải lựa chọn kích cỡ bàn ghế ngồi học làm sao để tránh gù lưng hiệu quả cho con nữa, mới đảm bảo được khâu phòng ngừa. Theo đó, mẹ cần lựa chọn bàn học phù hợp với chiều cao của trẻ. Theo cách này, khi viết bài, trẻ không phải khom lưng hoặc rướn người về trước quá nhiều.
- Tập cho trẻ tư thế ngủ tốt và đúng
Trong khi ngủ mẹ nên cho trẻ nằm trên tấm nệm chắc chắc không quá mỏng và không kê gối. Ngoài ra, mẹ hướng dẫn trẻ nằm ngửa và cơ thể duỗi thẳng khi ngủ để các đối sống cổ với cột sống lưng không phải chịu bất cứ áp lực nào đè nén. Đây là tư thế ngủ tránh gù lưng được các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên tập cho con ngay từ khi còn nhỏ.
2.2 Các bài vận động cơ thể giúp phòng tránh gù lưng
Để phòng tránh gù lưng hiệu quả, các chuyên gia y học đã khuyến nghị bố mẹ nên cho trẻ tập luyện thể thao như bóng chuyền, hít xà đơn, bơi lội hay các bài tập yoga để cột sống được kéo dài đa và có 1 cơ thể khỏe mạnh. Cụ thể hơn, bài tập dễ áp dụng như hít xà hay yoga phổ biến bố mẹ có thể tham khảo để tập cho con như dưới đây:
- Bài tập hít xà đơn tránh gù lưng
Bố mẹ nên cho bé đu trên thanh xà ngang chắc chắn và cao hơn tay trẻ từ 15 – 20 cm. Đầu tiên, cho trẻ làm nóng cơ thể bằng các động tác khởi động. Sau đó bố chỉ bé lấy 2 tay nắm chặt thanh xà rồi đu lên.
Sau khi treo người lên xà, giữ lưng trẻ thẳng kết hợp với hít thở đều đặn. Đến khi nào thấy mỏi tay, bố hướng dẫn bé đưa người xuống xà 1 cách chậm rãi. Với bài tập tránh gù lưng này, bố nên cho trẻ thực hiện 2 lần/ ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi chiều. Điều này nhằm giúp các đốt sống lưng được kéo thẳng ra để tránh gù và hỗ trợ tăng trưởng chiều cao.
Tìm hiểu thêm: 12 vấn đề thường gặp trong chuyện ăn uống ở trẻ em và cách giải quyết dành cho mẹ
- Bài tập yoga tránh gù lưng
Bhujangasana (tư thế rắn hổ mang): Cho trẻ nằm sấp xuống sàn, chân mở rộng bằng hông, 2 tay ép sát thân, lòng bàn tay úp sàn, vai thả lỏng. Lần lượt cho trẻ hít xà, tay chống sàn, từ từ nâng đầu ra sau và ngực lên cao nhất có thể. Giữ tư thế này vài giây rồi nhẹ nhàng thở ra và tập lại bài này từ 8 -10 lần/ buổi tập.
Vrksasana (tư thế cái cây): Mẹ hướng dẫn trẻ đứng thẳng, chân rộng bằng vai, 2 tay chắp lại đặt trước ngực, 1 bên chân đưa lên áp sát vào đùi của chân còn lại. Cho trẻ giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 – 10 lần hít vào thở ra đều đặn. Sau đó, lặp lại động tác này với chân còn lại.
Adho Mukha Svanasana (tư thế chó duỗi thân cúi mặt): Trước hết cho trẻ chống tay và chân xuống đất, mặt cúi, đưa mông lên trên như một góc nhọn hình tam giác, các ngón tay xòe ra và giữ lưng thẳng. Sau đó, cho bé thở ra, gấp nhẹ ngón chân lại và nâng đầu gối lên khỏi sàn sao cho chân duỗi thẳng ở mức tối đa. Tiếp tục lặp lại động tác này từ 5 -10 lần.
Kumbhakasana (tư thế tấm ván): Giữ cơ thể trẻ song song với mặt sàn. Sau đó, mẹ hướng dẫn trẻ đưa cơ thể lên cao và dùng lực từ mũi chân và cổ tay để giữ thăng bằng. Tiếp tục giữ tư thế này trong 30 giây rồi mới trở lại tư thế ban đầu, và lặp lại tư thế này 5 lần/ buổi tập.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh nấc cụt liên tục: khi nào mẹ nên lo lắng?
Các bài tập yoga kể trên có tác dụng rất tốt trong việc phòng tránh gù lưng ở trẻ nhỏ. Vừa giúp điều chỉnh cột sống, giúp kéo giãn cột sống và phần thân trên. Đồng thời, bài tập còn giúp xua tan căng thẳng và làm giảm mệt mỏi cũng như đau nhức cơ thể, nếu bố mẹ thường xuyên cho trẻ tập yoga chống gù lưng như chi tiết hướng dẫn ở trên.
Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết này, bố mẹ đã hiểu rõ hơn về cách thiết lập thói quen sinh hoạt và vận động làm sao để tránh gù lưng cho con trẻ một cách hiệu quả nhất. Chỉ cần phụ huynh cố gắng kiên nhẫn, giúp trẻ duy trì các thói quen tích cực này trong cuộc sống thường ngày, và rèn luyện các bài tập chống gù lưng thường xuyên, thì nguy cơ trẻ gù lưng hoặc mắc các tật về cong, vẹo cột sống sẽ bị đẩy lùi. Chúc bố mẹ nuôi con khỏe, dạy con thật ngoan và các bé tránh xa được tình trạng gù lưng nhé.
Trương Như tổng hợp