Đau đẻ luôn là nỗi sợ của nhiều bà bầu. Sợ đau, sợ không đẻ được, sợ mất sức… là những lo lắng chung của nhiều mẹ.
Bạn đang đọc: Làm rõ 9 tin đồn về đau đẻ giúp bà bầu bớt hoang mang, lo lắng
Tuy nhiên, có những điều mẹ nghĩ về các cơn đau đẻ là đúng, một số điều khác lại không chính xác chút nào. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần biết về những tin đồn thực hư xung quanh cơn đau đẻ nhé.
Nếu có người thân bên cạnh thì việc sinh nở sẽ diễn ra thuận lợi hơn
Có người thân giúp mẹ bầu bình tĩnh hơn.
Đây là một tin đồn chính xác đấy. Nếu có chồng, mẹ, chị em gái hay thậm chí là bạn gái bên cạnh cũng sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy an toàn hơn khi vượt cạn. Điều này giảm mức stress do lo lắng xuống và giúp mẹ bầu cảm thấy ít đau đớn hơn.
Nhưng nếu mẹ cảm thấy tự tin và thoải mái trong ngày sinh thì cũng không cần phải có sự hiện diện của người thân đâu.
Có nhiều cách làm giảm đau tự nhiên
Không nhất thiết phải dùng thuốc giảm đau, mẹ bầu có thể giảm đau bằng nhiều cách tự nhiên khác nhau.
Tắm vòi sen nước ấm và để cho nước chảy lên bụng cũng như đoạn dưới cột sống là cách để giảm đau cho mẹ bầu.
Khi cửa tử cung đã mở 4 – 5cm và sự co thắt đã đủ mạnh thì mẹ có thể tắm bồn để giảm đau. Lúc này cơn chuyển dạ sẽ tiếp tục kéo dài, tuy nhiên mẹ nên bước ra khỏi bồn sau khoảng 30 phút để ổn định huyết áp cũng như tuần hoàn máu.
Massage đoạn dưới cột sống sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, thư thái cho mẹ bầu.
Việc hít thở đúng cách cũng là cách giúp mẹ bầu quên đi cảm giác đau và cung cấp oxy tích cực hơn cho thai nhi.
Một số phương pháp giảm đau khác cho mẹ bầu khi sinh như: châm cứu, yoga, ngồi trên bóng…
Những cách giảm đau trên đây không triệt tiêu cảm giác đau của mẹ bầu, thế nhưng chúng giúp mẹ bầu bớt đau hơn hẳn khi chuyển dạ đấy.
Đẻ trong môi trường nước ít đau hơn
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu và danh sách 23 việc bạn nên thực hiện
Đẻ bồn ít đau đớn hơn.
Điều này đúng và vì vậy nhiều mẹ bầu đã chọn cách đẻ trong bồn. Môi trường nước giúp mẹ bầu cảm thấy bình an, dễ chịu hơn và mẹ cũng dễ dàng lựa chọn tư thế thuận lợi.
Tuy nhiên để có thể thực hiện được một ca sinh bồn mẹ cần phải có những chuẩn bị kỹ lưỡng, vệ sinh, an toàn và có bác sĩ chuyên môn theo dõi ca sinh.
Gây tê chỉ phát huy tác dụng với mẹ
Điều này còn tốt cho cả bé nữa.
Khi các cơn đau quá ngưỡng chịu đựng xuất hiện tâm lý sẽ rơi vào trạng thái lo lắng thậm chí có thể là hoảng loạn. Tác động từ tâm lý tiêu cực này sẽ khiến cho các cơ trong cơ thể mẹ cũng hoạt động không còn nhịp nhàng và ảnh hưởng đến quá trình sinh khiến ảnh hưởng đến bé.
Ngược lại, thuốc tê khiến tâm lý chịu ảnh hưởng của các cơn đau tốt hơn và vì vậy ít ảnh hưởng tiêu cực lại cơ thể hơn khiến cho việc sinh nở cũng dễ dàng.
Gây tê nhằm loại bỏ hoàn toàn cảm giác đau đẻ
Điều này không đúng. Việc gây tê chỉ nhằm mục đích giảm thiểu các đau đớn mà thôi, nó không có khả năng làm mất đi mọi đau đớn.
Liều gây tê quá cao còn có thể gây ra tác dụng ngược khi kìm hãm phản xạ đẻ và để lại nhiều tác dụng phụ khác cho cơ thể.
Không phải tất cả phương pháp gây tê đều hiệu quả như nhau
Điều này hoàn toàn chính xác. Có nhiều cách để mẹ bầu gây tê trong lúc sinh. Thường thuốc gây tê được truyền qua đường tĩnh mạch hoặc các đường tiêm bắp. Nhưng gây tê ngoài màng cứng là cách gây tê được đánh giá là hiệu quả và an toàn nhất dù chi phí thực hiện chúng sẽ cao hơn.
Gây tê có thể ảnh hưởng đến con
Không chỉ có lợi cho bé trong việc giảm đau cho mẹ để thúc đẩy quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi mà thuốc gây tê có thể khiến bé bị choáng hay gặp khó khăn trong việc hô hấp và bú mẹ nếu thuốc gây tê được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hay tiêm bắp.
Ngoài ra bé cũng sẽ cộng hưởng với sức khỏe của mẹ. Nếu mẹ bị tụt huyết áp trong quá trình gây tê thì bé cũng vậy.
Do đó, mẹ và bé cần phải được theo dõi liên tục trong ca sinh để đảm bảo an toàn.
Gào thét khi đau đẻ cũng giúp sinh nở dễ dàng hơn
>>>>>Xem thêm: Một số mẹ bầu ốm nghén suốt 9 tháng 10 ngày, vì sao?
Gào thét giúp sinh nở dễ dàng hơn.
Nếu các cơn gào thét của mẹ bầu là do hoảng hốt và sợ hãi thì chắc chắn chúng không có tác dụng hỗ trợ gì mà còn gia tăng căng thẳng.
Thế nhưng nếu mẹ chỉ là thét lớn lên để thêm quyết tâm để đưa bé ra ngoài thì lúc này các lực co bóp sẽ được tận dụng tốt hơn và tác động tích cực đến chuyện sinh nở đấy.
Mẹ đẻ thế nào, con gái cũng sẽ vậy
Về mặt di truyền khả năng sinh sản mẹ và con gái có thể giống nhau một vài điểm nhưng điểm này sẽ không hoàn toàn tương đồng. Có thể mẹ sinh con rất dễ dàng nhưng con gái thì lại khó hơn, điều này tùy thuộc vào thể chất của mỗi người.
Hy vọng với những thông tin trên, giờ thì mẹ đã biết thêm về cơn đau đẻ và chuẩn bị tâm lý thật tốt nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)