Độ tuổi làm mẹ tốt nhất ở phụ nữ được đánh giá dựa trên các tiêu chí: có sức khỏe sinh sản tốt, có kiến thức về mẹ và bé, tài chính vững chắc… Vậy ở độ tuổi nào thì bạn nên làm mẹ?
Bạn đang đọc: Làm mẹ ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Độ tuổi 20
Đây được coi là độ tuổi lý tưởng nhất để mang thai. Sở dĩ, vào độ tuổi này, chất lượng trứng rất tốt, người phụ nữ có thể thụ thai dễ dàng. Đặc biệt, mang thai ở độ tuổi 20 sẽ giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi và các bệnh khác như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao…
Độ tuổi 20 được coi là độ tuổi lý tưởng để mang thai
Riêng về việc sinh con, những đứa trẻ đầu lòng của các bà mẹ tuổi 20 cũng sẽ khỏe mạnh và khả năng năng mắc hội chứng down chỉ ở khoảng 1/1.250 trẻ. Chưa kể, những bà mẹ tuổi 20 sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh hơn những bà mẹ ở độ tuổi khác.
Tuy nhiên, ở tuổi 20, tâm lý của bạn sẽ chưa thể ổn định như những độ tuổi lớn hơn. Lúc này, cuộc hôn nhân của bạn mới bắt đầu nên sẽ có nhiều va chạm trong cuộc sống, nhất là sau khi sinh con xong. Bạn có thể gặp những vấn đề như trầm cảm, tài chính không ổn định…. Do vậy, khi sinh con ở độ tuổi này bạn phải chuẩn bị mọi thứ thật tốt.
Độ tuổi 30
Về tâm lý, đa số phụ nữ ở tuổi 30 trở lên cảm thấy mình đã sẵn sàng để làm mẹ. Bởi họ có công việc ổn định, có đủ thời gian cho bản thân và cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, về khả năng sinh sản thì độ tuổi 30 lại không được thuận lợi như độ tuổi 20. Đặc biệt là phụ nữ từ 35 tuổi trở lên.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết giúp mẹ sinh con thông minh, lanh lợi
Về tâm lý, đa số phụ nữ ở tuổi 30 trở lên cảm thấy mình đã sẵn sàng để làm mẹ
Khi phụ nữ bước sang tuổi 35, tỷ lệ thụ thai kém hơn khi còn trẻ do sức khỏe buồng trứng đã giảm sút, độ giãn nở của khung chậu đã bị hạn chế nên việc mang thai và sinh nở lần đầu có nhiều rủi ro cho cả mẹ lẫn con. Đó có thể là rủi ro như: tiền sản giật, sẩy thai, đẻ khó, thai lưu, đẻ non ở mẹ; con bị mắc hội chứng down cao hơn bình thường.
Ngoài ra, phụ nữ ở tuổi ba mươi có nhiều khả năng mang đa thai hơn và có khả năng sinh mổ cao hơn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng. Để có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, bạn nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ cũng như có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động phù hợp. Khá nhiều phụ nữ độ tuổi 30 vẫn thành công với những ca đẻ thường hoặc mổ.
Độ tuổi 40 trở lên
>>>>>Xem thêm: Hiểu đúng về viêm buồng trứng và cách phòng tránh
Độ tuổi 40 mang thai có thể sẽ gặp một số rủi ro cho cả mẹ và con
Đây là độ tuổi mà người phụ nữ đã chín chắn, ổn định về tâm lý lẫn tài chính, nếu bạn sinh con ở tuổi này có thể gặp một số vấn đề như: đối diện với bệnh tiểu đường, huyết áp cao, và tiền sản giật. Ngoài ra, điều đáng lo ngại nhất chính là khi sinh con ở độ tuổi 40 trở lên sẽ gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc trẻ dễ bị ngạt thở trong bào thai, biến đổi nhiễm sắc thể do chất lượng trứng bị giảm sút.
Theo các bác sĩ sản khoa, đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ tuổi 40 có nguy cơ bị hội chứng down là 1/100, tỷ lệ sẩy thai cũng chiếm tới 50% và khả năng bị nhau thai tiền đạo cũng rất lớn. Đó là do các bà mẹ lớn tuổi thường được chỉ định mổ đẻ thay vì sinh thường.
Cũng theo các bác sĩ khoa sản, nếu bà mẹ tuổi 40 không bị các bệnh mãn tính về tiểu đường, cao huyết áp và vẫn đủ sức khỏe thì việc sinh con sẽ diễn ra thuận lợi. Điều quan trọng là, chị em nhớ khám thai định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đảm bảo an toàn thai kỳ cho cả mẹ lẫn con.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Tư vấn của bác sĩ
Độ tuổi làm mẹ tốt nhất ở phụ nữ là từ 22-29 tuổi. Đây là độ tuổi đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt nhất và cũng là giai đoạn người phụ nữ phát triển đầy đủ cả về tâm – sinh lý cho việc mang thai và làm mẹ, các điều kiện về nghề nghiệp, kinh tế cũng thuận lợi hơn cho việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai hoặc sau khi sinh, nuôi dưỡng em bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện.