Làm gì khi trẻ bị ho – mách mẹ những mẹo xử lý cực hay

Rate this post

Làm gì khi trẻ bị ho luôn là nỗi lo lắng của các mẹ. Ho là một bệnh thông thường ở trẻ em nhưng nếu không điều trị triệt để thì sẽ để lại những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vậy khi trẻ nhà mình bị ho thì các mẹ phải xử lý như thế nào? Hãy để Blogtretho.edu.vn mách cho mẹ những mẹo xử lý cực hay như dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Làm gì khi trẻ bị ho – mách mẹ những mẹo xử lý cực hay

1. Những nguyên nhân gây nên bệnh ho ở trẻ

Làm gì khi trẻ bị ho – mách mẹ những mẹo xử lý cực hay

Ho là một loại bệnh thông thường, là một loại phản ứng của cơ thể nhằm thải các chất bài tiết hoặc di vật ra bên ngoài. Ho khiến cho trẻ mệt mỏi, chán ăn và khó ngủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy những nguyên nhân nào gây nên bệnh ho ở trẻ, làm gì khi trẻ bị ho, mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.

1.1 Bệnh hen, suyễn khiến cho trẻ bị ho

Hen, suyễn là một loại bệnh mãn tính khi đường hô hấp để trao đổi không khí với phổi bị thu hẹp đi hoặc bị sưng lên, gây tắc nghẽn đường thông. Tình trạng này tạo nên các chất nhầy làm cho trẻ khó khăn trong việc thở khiến cho trẻ bị ho. Các cơn ho của trẻ rất dai dẳng, kèm theo đó là những tiếng khè khè và rít khẽ.

1.2  Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản do bị nhiễm trùng đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi, gây nên tình trạng nhiễm trùng và tạo điều kiện cho các virus tác oai tác quái trong thời điểm này. Trẻ thường bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, sau đó sẽ dẫn tới sốt cao và có những cơn ho khò khè, kèm theo hơi thở nhanh, nông. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, sẽ chuyển thành ho có đờm và khiến đường hô hấp của trẻ khó khăn hơn.

1.3 Do trẻ bị cảm lạnh

Vi khuẩn gây nên bệnh cảm lạnh khiến đường mũi, cổ họng và đường hô hấp của trẻ bị tác động gây nên những đợt ho kéo dài. Trẻ bị ho có đờm, sặc nước bọt, hơi thở nông, khô bất kể ngày đêm. Khiến cho trẻ bị khó chịu, mệt mỏi và biếng ăn.

1.4 Viêm tắc thanh quản

Viêm tắc thanh quản do virus gây bệnh lân lan làm cho cổ họng và khí quản của trẻ bị sưng lên và thu hẹp lại đường không khí, khiến cho trẻ bị ho. Những tiếng ho của trẻ chua chát và khô khốc, khác biệt hẳn với những loại ho khác..

1.5 Cảm cúm

Trẻ bị cảm cúm do virus cảm cúm gây ra, làm cho trẻ bị khản cổ họng, ho khan hoặc ho ướt bất kẻ ngày hay đêm. Trẻ sẽ bơ phờ, mệt mỏi và cổ họng bị đau rát, trẻ còn bị đau đầu, đau lưng, bị sổ mũi, bị sốt và còn khiến trẻ thấy buồn nôn.

1.6 Trào ngược dạ dày thực quản

Là một căn bệnh gây nên do cơ giữa thực quản và dạ dày của bé còn yếu, trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến axit bị chảy ngược, các loại nước kích thích xâm nhập vào phổi gây ra những cơn ho mãn tính ở trẻ.

2. Phân biệt các loại ho ở trẻ

Làm gì khi trẻ bị ho – mách mẹ những mẹo xử lý cực hay

  • Ho khan : Trẻ bị ho khan, thường thở khò khè do thanh quản bị sưng và khí quản phản ứng khi nhiệt độ thay đổi vào ban đêm.
  • Ho gà : Là khi trẻ chấm dứt một đợt ho và phát ra tiếng “húp”, nếu mắc phải trường hợp này mà trẻ nhà bạn chưa tiêm phòng vaccine  thì bệnh sẽ bị kéo dài và dồn dập, bạn phải nhanh chóng đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
  • Ho khi bị sốt: Khi trẻ bị cảm thì sẽ kèm theo những hiện tượng như ho, sổ mũi, sôt nhẹ… Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt cao và ho nặng hơn thì phải đưa trẻ đi khám ngay để phòng bị viêm phổi.
  • Ho đột ngột : Trẻ bị ho đột ngột do thức ăn hoặc nước uống nhầm đường, thay vì xuống thực quản thì chúng lại chui vào khí quản của trẻ khiến cho trẻ bị ho đột ngột để làm thông thoáng khí quản. Các mẹ chú ý không nên để trẻ đưa tay vào miệng vì khi đó dị vật có thể bi vào sau hơn.
  • Ho lúc nửa đêm : Là dấu hiệu khi trẻ bị dị ứng với không khí bên ngoài, các lông vật nuôi trong nhà, hen suyễn, nhiễm lạnh,…

3. Cần làm gì khi trẻ bị ho

Tìm hiểu thêm: 4 món ngon cho bé 2 tuổi với cá giàu dinh dưỡng

Làm gì khi trẻ bị ho – mách mẹ những mẹo xử lý cực hay

Khi trẻ bị ho, các mẹ nên cẩn thận nhận biết đúng tình trạng của trẻ để điều trị đúng cách và hiệu quả, cụ thể như sau: 

  • Nên thường xuyên vệ sinh mũi và họng cho trẻ để đường hô hấp của trẻ được thông thoáng hơn.
  • Dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0.9% để rửa mũi họng cho trẻ, nhiều trường hợp sau khi dùng nước muối sinh lý thì không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Chú ý điều tiết nhiệt độ cơ thể cho trẻ, khi từ trong nhà ra ngoài đường phải mặc thêm áo cho trẻ, không nên để điều hòa chênh lệch nhiệt độ cơ thể quá 5 độ.
  • Khi bé bị ho có đườm không khạc ra được hãy bế bé cúi đầu xuống gối của mình, sau đó vỗ nhẹ lưng cho bé để bé có thể dễ dàng khạc đờm ra.

4. Phương pháp phòng tránh và điều trị ho cho trẻ

Làm gì khi trẻ bị ho – mách mẹ những mẹo xử lý cực hay

Để phòng tránh cho trẻ khỏi bị ho, các mẹ nên chú ý phòng tránh cho trẻ như sau:

  • Bồi dưỡng và tập thói quen ăn uống tốt cho trẻ, không kén ăn, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Thường xuyên cho bé uống nước nhiều, nhất là trong thời gian trẻ bị ho để cơ thể của trẻ không bị thiếu nước. Nếu cơ thể bị thiếu nước, đờm trong cổ họng của trẻ sẽ bị đặc quánh lại và khó ra ngoài. Tránh những thức ăn ngọt, đồ ăn lạnh vì sẽ gây ra nhiều đờm hơn và cơ thể của trẻ sẽ bị nhiệt, nguyên nhân dẫn đến bị ho ở trẻ.
  • Mẹ nên chú ý rèn luyện sức khỏe cho trẻ, đảm bảo không khí trong nhà được thông thoáng và thường xuyên đưa trẻ ra ngoài hít thở không khí ngoài trời.
  • Nếu trẻ bị ho thì nên cho trẻ nghỉ ngơi, uống thuốc ho kèm thuốc hạ sốt , giữ ấm cơ thể cho trẻ để tránh bị lạnh làm tình trạng ho của trẻ nặng hơn.
  • Sử dụng cho trẻ những loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên như bạc hà, gừng, tinh dầu tràm,…

5. Mách mẹ những mẹo xử lý ho của trẻ cực hay

Làm gì khi trẻ bị ho – mách mẹ những mẹo xử lý cực hay

>>>>>Xem thêm: Sốt phát ban ở trẻ: Cẩm nang chăm sóc trẻ hiệu quả tại nhà

  • Sáng ngủ dậy, mẹ cho trẻ nhà mình uống một thìa mật ong, rất tốt đối với cơ thể của trẻ. Lưu ý là mỗi ngày một lần vào buổi sáng và các bé dưới 1 tuổi thì không nên dùng mật ong các mẹ nhé!
  • Cho trẻ uống hỗn hợp củ cải trắng và gừng xay nhuyễn, thêm nước lọc với ít mật ong rồi đem hầm cách thủy các mẹ nhé. Cho bé uống 3 lần mỗi ngày, một lần 2 – 3 thìa nhé!
  • Cho trẻ uống củ nghệ tươi giã nhỏ thêm ít nước lọc và đường rồi đem chưng cách thủy, cho trẻ uống ngày 3 lần mỗi lần nửa thìa cà phê cho đến khi khỏi bệnh.
  • Lá hẹ xay nhuyễn, thêm ít đường phèn rồi đem chưng cách thủy, cho bé uống mỗi ngày từ 3 – 4 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.
  • Hoa đủ đủ đực cùng lá tía tô cũng có công dụng giúp điều trị bệnh ho các mẹ ạ! Cho hoa đu đủ cùng lá tía tô và ít đường phèn vào chén rồi đem chưng cách thủy, sau đó cho trẻ uống 3 lần một ngày mỗi ngày nửa thìa cà phê.
  • Hạt chanh xay nhuyễn cùng với mật ong thêm ít nước lọc, mang đi hấp khoảng 5 phút rồi lấy ra cho bé uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa, cho đến khi bé khỏi bệnh.
  • Lưu ý: Tất cả các mẹo hay trên mẹ áp dụng cho trẻ lớn ít nhất từ 2-3 tuổi trở lên, các phương thuốc có mật ong thì không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi. 

Chắc chắn với những thông tin tìm hiểu nguyên nhân, cùng các mẹo cực hay trị ho cho trẻ được đề cập trên đây, đã giúp các mẹ xóa tan những bất an, lo lắng về vấn đề phải làm gì khi trẻ bị ho rồi phải không nào. Với các trường hợp ho nhẹ và trẻ lớn, mẹ có thể áp dụng các mẹo trị ho này sẽ thấy rất có hiệu quả đấy. Còn, trong trường hợp trẻ bị ho kéo dài không khỏi, không có dấu hiệu cải thiện hay tiến triển tốt hơn, mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa trẻ đi bác sỹ các mẹ nhé!

Kiều Duyên tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *