Kích thích chuyển dạ bằng thuốc Pitocin là gì? Kích thích chuyển dạ bằng thuốc Pitocin có an toàn không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu.
Bạn đang đọc: Kích thích chuyển dạ bằng thuốc Pitocin: Những điều bà bầu nên biết
Mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.
Thuốc Pitocin là gì?
Pitocin là một loại hormone nhân tạo thường được dùng để kích thích hay duy trì cơn đau đẻ ở mẹ bầu nhằm kiểm soát sự xuất huyết sau khi mẹ chuyển dạ.
Thuốc Pitocin được truyền qua tĩnh mạch.
Trong một số trường hợp ít phổ biến hơn, Pitocin dùng để kích thích tiết sữa.
Tuy nhiên sử dụng Pitocin không phải là liệu pháp phổ biến và cần phải trao đổi kỹ với bác sĩ của mẹ để quyết định dùng hay không dùng khi chuyển dạ.
Liều lượng và tác động của Pitocin
Nếu truyền tĩnh mạch mẹ bầu với mũi Pitocin từ 0,5 đến 1 mili đơn vị/phút thì đủ để gây ra các cơn đau chuyển dạ.
Tăng dần liều lượng này từ 1 đến 2 mili đơn vị/phút sau 15 phút đến 1 giờ đồng hồ và quan sát các cơ co thắt diễn ra bình thường lặp đi lặp lại thì ngừng dùng.
Những trường hợp cần sử dụng Pitocin
Ba trường hợp cần giục sinh dưới đây thường sẽ được quyết định dùng Pitocin:
– Mẹ bầu quá ngày dự sinh, sắp qua tuần thai thứ 42.
– Mẹ bầu vỡ ối nhưng các cơn co thắt không xuất hiện.
– Mẹ sử dụng chất gây mê trong khi sinh làm chậm quá trình chuyển dạ và cần có các kích thích co bóp.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa tên của con dành cho ba mẹ muốn tìm hiểu kĩ trước khi đặt
Mẹ bầu cần giục sinh tiêm Pitocin.
Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi sử dụng Pitocin
Tuy vậy, một số mẹ bầu không nên dùng loại hormone này. Các trường hợp gồm có:
– Mẹ bầu bị dị ứng với oxytocin.
– Mẹ bầu bị mắc các bệnh như: Herpes sinh dục, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, gia đình có tiền sử bị ung thư cổ tử cung, tử cung từng bị nhiễm trùng hoặc trong gia đình có người bị, từng sinh mổ, thai nhi chưa đủ 37 tuần, mang thai nhiều hơn 5 lần hoặc mẹ có vấn đề về sinh nở do xương chậu nhỏ…
Lợi ích của việc sử dụng Pitocin trong sinh đẻ
Tiêm Pitocin giúp cho quá trình chuyển dạ được thúc đẩy nhanh chóng, tránh được đau đớn cho mẹ bầu. Ngoài ra thuốc cũng giúp cầm máu sau khi sinh. Hormone này giúp cho mẹ loại bỏ nhau thai sau khi sinh.
Nếu mẹ bầu bị sẩy thai thì Pitocin giúp tử cung hồi phục kích cỡ bình thường và kích thích tiết sữa. Trong các trường hợp bị vỡ ối, tiêm Pitocin có thể giúp cho tỷ lệ nhiễm trùng giảm đáng kể
Những nguy cơ có thể xảy ra khi dùng Pitocin
Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng loại hormone này cũng gây ra những nguy cơ cho mẹ bầu.
– Chúng có thể gây rách thành tử cung nếu mẹ bầu đã từng sinh mổ trước đây do không thể sinh tự nhiên.
– Thai nhi cũng chịu áp lực nhiều hơn do Pitocin gây ra các cơn có thắt mạnh. Bác sĩ cần theo dõi để điều chỉnh lượng Pitocin cần thiết, tránh để ảnh hưởng đến bé.
Một số các nghi ngờ từ các bác sĩ cho rằng hormone này có thể gây ra chứng trầm cảm ở mẹ bầu.
Cách sử dụng Pitocin trong quá trình chuyển dạ
>>>>>Xem thêm: Top 5 loại hạt đứng đầu về dinh dưỡng tốt cho bà bầu và thai nhi
Bác sĩ sẽ quyết định nên dùng Pitocin hay không dựa trên tình trạng sức khỏe của bé và mẹ.
Đầu tiên các y bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện để nắm được tình hình giãn nở tử cung cũng như sức chịu đựng của bé đối với các cơn co thắt.
Nếu sức khỏe bé đảm bảo và mẹ cần phải được giục sinh thì Pitocin khi được quyết định sử dụng sẽ được tiêm vào cơ thể qua tĩnh mạch.
Lượng Pitocin đưa vào cơ thể bắt đầu với liều lượng khá nhỏ và sẽ tăng dần cho đến khi tử cung có các phản ứng. Bác sĩ cần theo dõi suốt tiến trình để điều chỉnh.
Cuối cùng, ngưng tiêm Pitocin khi các phản ứng diễn ra như mong đợi, lúc này bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu để em bé có thể ra ngoài thuận lợi.
Với những thông tin trên đây, mong rằng mẹ bầu sẽ có những hình dung rõ ràng hơn khi sử dụng loại thuốc này khi đi sinh nhé
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)