Không tiêm phòng cho trẻ có sao không và tác hại khôn lường mẹ cần biết

Rate this post

Không tiêm phòng cho trẻ có sao không là vấn đề nan giải của rất nhiều bà mẹ, khi nhìn thấy những biến chứng nguy hiểm để lại cho trẻ sau khi tiêm. Thậm chí, có trường hợp trẻ phải tử vong nên một số mẹ thường cho rằng, không cho trẻ tiêm phòng mới là một giải pháp an toàn. Tuy nhiên, đây là điều thật sự đáng lo ngại, vậy lí do là vì sao? Hôm nay Yeutre sẽ giải đáp thắc mắc giúp mẹ.

Bạn đang đọc: Không tiêm phòng cho trẻ có sao không và tác hại khôn lường mẹ cần biết

1. Tiêm phòng là gì?

Không tiêm phòng cho trẻ có sao không và tác hại khôn lường mẹ cần biết

Tiêm phòng là biện pháp bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh truyền nhiễm, bằng cách đưa vắc xin vào cơ thể để kích thích tạo kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại virus gây bệnh. Do đó, Sở y tế luôn khuyến cáo phụ huynh nên đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

Trẻ dưới 12 tuổi cần được tiêm chủng đúng như lịch tiêm chủng trong chương trình y tế quốc gia, sau độ tuổi này, trẻ không còn phải theo lịch nữa. Khi này, mẹ cần cho trẻ tiêm nhắc lại một số mũi tiêm trước đó, và đảm bảo một số mũi tiêm cơ bản như quai bị, sởi, rubella, viêm phổi, cúm,…

Tuy nhiên, vì lo ngại trẻ sẽ dễ bị nhiễm bệnh hoặc xảy ra một số phản ứng sau tiêm như: sốt, ho, trẻ bỏ ăn dẫn đến ốm hoặc nặng hơn cả các biến chứng nguy hiểm xuất hiện sau tiêm, nên một số mẹ đã không đưa trẻ đi tiêm phòng. Việc làm sai lầm này tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số lý do vì sao mẹ nên tiêm phòng và tác hại của việc không tiêm phòng cho trẻ.

2. Tại sao nên tiêm phòng cho trẻ?

Không tiêm phòng cho trẻ có sao không và tác hại khôn lường mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh có khả năng tự miễn dịch vì được truyền kháng thể từ mẹ, nhưng quá trình này diễn ra không lâu, chỉ kéo dài khoảng 6 tháng. Sức đề kháng của trẻ trong những năm đâu đời vốn rất yếu, không đủ sức chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, tiêm vắc xin để kích thích cơ thể sinh kháng thể, tạo miễn dịch cho trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

Trước đây, một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ là do nhiễm các căn bệnh như sởi, quai bị, bạc hầu, ho gà, uốn ván, viêm não, viêm phổi Nhật Bản. Nhưng kể từ khi y học phát hiện ra các loại vắc xin , thì trẻ tử vong do nguyên nhân này đã giảm đi đáng kể.

Phụ huynh cho rằng, việc tiêm phòng không chỉ không ngăn được bệnh, mà ngược lại, còn làm trẻ nhiễm bệnh hoăc dẫn đến một số phản ứng nguy hiểm. Trường hợp này cũng đã có xảy ra ở trẻ, tuy nhiên, điều này còn xuất phát từ các lý do khác – như môi trường, khí hậu ở nước ta rất dễ làm trẻ bệnh như sốt, ho,…hoặc do dịch vụ y tế, hoặc thậm chí do cách mẹ chăm sóc trẻ sau tiêm phòng chưa tốt.

Tìm hiểu thêm: Cách hay giúp mẹ xử lý trẻ 2 – 8 tuổi đánh bạn, có hành vi bạo lực

Không tiêm phòng cho trẻ có sao không và tác hại khôn lường mẹ cần biết

Không phải tất cả các bệnh truyền nhiễm đều được ngăn ngừa bằng vắc xin, việc tiêm phòng cho trẻ không hoàn toàn hiệu quả 100%, nhưng ít nhất vẫn có thể giảm thiểu tối đa việc trẻ bị nhiễm bệnh, và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.

3. Không tiêm phòng cho trẻ có sao không?

Việc mẹ có cho trẻ tiêm phòng nhưng không đúng lịch và đầy đủ các mũi cũng là một nguyên nhân làm trẻ nhiễm bệnh sau tiêm. Sức đề kháng của trẻ vốn yếu, vì thế, trẻ không được tiêm vắc xin sẽ khó tạo ra được miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh, điều này vô tình đã làm cho trẻ dễ bị mắc các căn bệnh truyền nhiễm. Khi trẻ bị truyền nhiễm, nếu bố mẹ không cách ly bé tốt thì rất dễ lây cho những đứa bé khác, và đặc biệt là những người thân trong gia đình.

Không tiêm phòng cho trẻ có sao không và tác hại khôn lường mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh mẹ đã thực hiện đúng phương pháp chưa

Có một số trường hợp, mẹ chờ vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1  làm kéo dài thời gian tiêm phòng cho trẻ, khi đó, trẻ cũng bị tiêm muộn hơn so với lịch tiêm chủng. Đặc biệt lưu ý là căn bệnh ho gà , nếu trẻ không được tiêm vắc xin ngừa bệnh này, tỷ lệ tử vong và nhiễm bệnh với mức độ nghiêm trọng hơn rất cao. Phải kể đến một số bệnh có thể xuất hiện biến chứng nguy hiểm nếu không được tiêm phòng như sởi quai bị rubella, viêm gan B, , lao, bệnh do virus rota,…

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, nếu trẻ bị nhiễm bệnh sẽ rất khó để kịp thời chữa trị, trường hợp xấu nhất là đe dọa đến tính mạng của trẻ. Một số căn bệnh khác, do không được tiêm phòng, trở thành nguyên nhân làmtrẻ dễ bị suy dinh dưỡng, gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng về thể chất, thị lực kém, mù lòa, trí não chậm phát triển , bại liệt,…Trong khi đó, sự phát triển toàn diện của bé yêu cần được đảm bảo đầy đủ về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. 

Một số thông tin trên đây hi vọng đã giúp các bậc phụ huynh gạt ý nghĩkhông tiêm phòng cho trẻ có sao không,vì thực chất việc làm này là âm thầm “cướp đi” sức khỏe và mạng sống của con. Mẹ nên thực hiện đúng và đầy đủ theo lịch tiêm chủng quốc gia – đây mới chính là biện pháp tối ưu đảm bảo cho sự phát triển thể chất của trẻ, trong những năm đầu đời, và bảo vệ sức khỏe lâu dài về sau cho bé yêu. 

Thủy Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *